Quan điểm khác

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 48 - 50)

- Khả năng phục hồi nhanh

b. Quan điểm khác

Đầu cơ dẫn đến bất ổn về giá

Do sự tồn tại của những nhà đầu tư không hợp lý và giới hạn của kinh doanh chênh lệch giá, dẫn đến đầu cơ làm giảm tính hữu ích thơng tin của giá tài sản và nhà đầu tư hợp lý không thể bù đắp cho những tác động bất ổn do nhà đầu tư không hợp lý tạo ra (De Long & Shleifer, 1991). Kết quả của đầu cơ là độ biến động của thị trường tài chính tăng lên do giao dịch thái q, khơng phải do những điều chỉnh cơ bản.

Tài chính hành vi giải thích sự ra quyết định đầu tư do sự tác động của những yếu tố tâm lý mà không phải do những thông tin cơ bản, dẫn đến sự dịch chuyển giá. Đầu cơ là một hoạt động xã hội nên cũng là chủ đề cho những nền hoặc mẫu của hành vi. Do đó, đầu cơ sẽ làm tăng độ biến động của thị trường tài chính.

2.3.1.2 Cơ chế xác lập giá (price discovery)

Do đặc điểm của thị trường cơ sở là phạm vi giao dịch rộng, khó xác định mức giá thống nhất cho một tài sản và thường có sự chênh lệch giá. Xác lập giá nói đến chức năng căn bản của thị trường tương lai khi cung cấp thơng tin có giá trị về giá của một tài sản cơ sở mà HĐTL dựa vào đó. Lý thuyết này thừa nhận chức năng xác lập về giá làm tăng độ ổn định TTCK do tài sản tương tự được giao dịch ở những thị trường khác nhau có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn cho nhau, thay vì đối mặt với sự không chắc chắn của giá tương lai; phản ánh giá giao ngay của chứng khoán cơ sở và qua đó làm tăng mức độ hiệu quả của thị trường.

2.3.1.3 Giả thuyết về phân phối hỗn hợp (mixture of distribution hypothesis) hypothesis)

Clark (1973) cho rằng sự quan trọng và tỷ lệ dịng chảy của thơng tin có thể được đo lường bởi mối quan hệ giữa khối lượng và độ biến động. Khi thông tin mới phản ánh vào thị trường dẫn đến sự thay đổi giá và kỳ vọng giá của nhà kinh doanh một cách trực tiếp đặc biệt. Nếu thông tin không chắc chắn hoặc chỉ những người bên trong nhận được thơng tin đầu tiên, khi đó sự thay đổi về giá lớn sẽ đến với khối lượng

lớn. Vì vậy, nghiên cứu giả định rằng lý thuyết này liên quan một cách tích cực đến độ biến động của thị trường. Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng KLGD ở thị trường tương lai được sử dụng để đo lường thanh khoản ở thị trường tương lai và cũng làm tăng biến động ở thị trường cơ sở.

2.3.1.4 Giả thuyết sự phân tán niềm tin (dispersion of beliefs hypothesis)

Người kinh doanh có xu hướng diễn giải thơng tin một cách khác nhau mặc dù họ nhận cùng thông tin tại cùng thời điểm. Shalen (1993) chia nhà đầu tư thành hai nhóm: có thơng tin và khơng có thơng tin, hành vi giao dịch của họ cũng hồn tồn khác nhau. Thơng tin cơng bố được phản ánh một cách nhanh chóng vào giá tương lai, do đó yếu tố quan trọng đối với thị trường tương lai là cách những niềm tin khác nhau được phản ánh vào giá và cách những niềm tin đó được sử dụng để hình thành những kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân tán niềm tin càng lớn dẫn đến mức độ biến động và KLGD quá mức, chịu tác động mạnh khi những thông tin nhiễu (noisy information) xảy đến và những người kinh doanh thiếu thơng tin có xu hướng diễn giải thơng tin một cách khác và thổi phồng giá, dẫn đến độ biến động lớn hơn. Nhìn chung, sự phân tán niềm tin được sử dụng bởi cả những nhà kinh doanh cơ bản và nhà đầu cơ, nhưng nguyên nhân cơ bản của sự phân tán niềm tin là sự khác nhau của hai nhóm này.

2.3.1.5 Giả thuyết về nhà kinh doanh không hợp lý (noise trader hypothesis) hypothesis)

Sự tồn tại của nhà kinh doanh không hợp lý (quyết định giao dịch là không hợp lý và không chắc chắn, kể cả việc thiếu thông tin bên trong) dẫn đến giá thị trường khác với giá kỳ vọng. Giả thuyết này giả định rằng nhà kinh doanh khơng hợp lý có thể tác động vào thị trường và lớn đủ để tạo ra định giá sai. Delong và ctv. (1990) đề xuất nhà kinh doanh không hợp lý dẫn đến bất ổn về giá và gây ra kinh doanh chênh lệch giá của nhà đầu tư có thơng tin, khi giao dịch trên nền tảng cơ bản và định giá sai. Họ có chiến lược đầu tư ngắn hạn và làm tăng độ biến động giá, thanh khoản thị trường tăng do KLGD tăng (Daigler & Wiley, 1999; Kittiakarasakun & Wang, 2012).

Một trong những biểu hiện của nhà kinh doanh không hợp lý là sử dụng các công cụ trên TTCKPS để thao túng TTCK cơ sở. Họ tham gia vào TTCKPS và tác động vào thị trường cơ sở để tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường này, chẳng hạn nắm giữ số lượng lớn chứng khoán cơ sở trong thời gian ngắn. Sự tăng giá tạm thời của chứng khoán cơ sở tạo lợi nhuận cho nhà kinh doanh không hợp lý, dẫn đến biến động thị trường.

Các lý thuyết nêu trên sẽ được vận dụng để giải thích cho tác động của TTCKPS đến hành vi biến động của TTCK cơ sở Việt Nam. Mỗi lý thuyết liên quan đến nghiên cứu ở một vài khía cạnh, do đó nghiên cứu này sẽ cố gắng tiếp cận sự hiện diện và tầm quan trọng tương đối của những lý thuyết này. Những lý thuyết trên cũng đã đưa ra các cách lý giải khác nhau về tác động của TTCKPS đến thị trường cơ sở theo hai

50

hướng tác động tích cực hoặc tiêu cực. Sự không thống nhất này là do đặc điểm của TTCK cơ sở xét ở góc độ (i) mức độ hiệu quả của thị trường (mức độ phản ánh thông tin vào trong giá), (ii) đặc điểm nhà đầu tư (có thơng tin và khơng có thơng tin, phản ứng hợp lý và không hợp lý) và (iii) nhu cầu phòng ngừa rủi ro và đầu cơ của nhà đầu tư từ các công cụ phái sinh.

TTCKPS đóng vai trị phịng vệ rủi ro hiệu quả, góp phần ổn định thị trường cơ sở, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh, là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro đối với danh mục chứng khoán cơ sở và là giải pháp hữu hiệu để tránh tình trạng nhà đầu tư thốt khỏi TTCK khi sụt giảm. Bên cạnh đó, nhà đầu tư được cung cấp công cụ đầu tư mới nên có thể góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường cơ sở vì góp phần làm tăng tốc độ phản ánh thông tin vào trong giá và đa số những nhà đầu tư tham gia TTCKPS mới thành lập ở các nước đang phát triển là nhà đầu tư cá nhân1 với mục tiêu giao dịch ngắn hạn và chấp nhận rủi ro, không giống những nhà đầu tư tổ chức và ở những nước phát triển sử dụng công cụ phái sinh chủ yếu để phòng vệ rủi ro.

Tuy nhiên, những đặc điểm của nhà đầu tư ở những nước đang phát triển về kiến thức, nguồn tài chính, phương pháp giao dịch và khả năng dự báo thị trường cơ sở sẽ là những yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư, có thể dẫn đến định giá sai và làm biến động thị trường cơ sở.

2.3.2 Hiệu ứng ngày đáo hạn2.3.2.1 Khái niệm 2.3.2.1 Khái niệm

Mặc dù nhiều sự suy giảm của TTCK không được cho là do giao dịch chứng khoán phái sinh, các cơ quan quản lý thị trường đặc biệt quan tâm đến hoạt động kinh doanh chênh lệch giá và cho rằng có thể có mối liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường tương lai, nhà đầu tư phải thoát khỏi vị thế ở thị trường sau đó vào ngày đáo hạn của hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giá. Kết quả là làm tăng số lượng lớn những lệnh mua và bán và sự mất cân bằng tạm thời giữa những lệnh này có thể dẫn đến những tác động đáng kể đến giá và độ biến động ở thị trường cơ sở. Vì vậy, nhiều nghiên cứu được thực hiện để xem xét bên cạnh cơ hội giao dịch xung quanh ngày đáo hạn các HĐTL chỉ số còn quan tâm đến tác động của những ngày này có thể xảy ra trên thị trường cơ sở, qua đó đề xuất giải pháp làm giảm độ biến động giá vào những ngày đáo hạn của những hợp đồng phái sinh.

Stoll & Whaley (1987) là những nhà nghiên cứu đầu tiên đã chỉ ra hiệu ứng ngày đáo hạn phản ánh kết quả liên kết của thủ tục thanh toán tiền mặt của những HĐTL chỉ số và thoát khỏi vị thế kinh doanh chênh lệch giá ở thị trường giao ngay. Ngược lại, những nhà kinh doanh chênh lệch giá phải thoát khỏi vị thế cổ phiếu của họ vào ngày đáo hạn. Điều này có thể dẫn đến sự vận động giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và gây mất cân bằng lệnh tạm thời vào những ngày đáo hạn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)