Thực trạng lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục thể chất cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường tiểu học công lập quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 62 - 65)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường Tiểu học công

2.3.4. Thực trạng lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục thể chất cho

2.3.4. Thực trạng lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục thể chất cho học sinh học sinh

Để tìm hiểu phương pháp, hình thức GDTC chúng tơi đã tiến hành khảo sát CBQL, GVGDTC, HS. Qua khảo sát CBQL, GVGDTC, HS về mức độ phù hợp và thực hiện các phương pháp, hình thức hoạt động của HĐGDTC. Kết quả khảo sát, phân tích số liệu thu được số liệu ở phụ lục 5 và biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.5. Thực trạng việc lựa chọn phương pháp và hình thức GDTC

Mặc dù định hướng chung về phương pháp giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đòi hỏi người giáo viên cần đổi mới phương pháp giáo dục vận dụng các phương pháp mới, phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất thế nhưng qua quan sát, nghiên cứu hồ sơ và kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy phương pháp giáo dục vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống: thuyết trình, giảng giải, làm mẫu, quan sát, luyện tập và sửa sai, trò chơi, thi đấu và trình diễn. Các phương pháp mới như: Dạy học hợp tác, dự án, học tập dựa trên vấn đề, truy vấn, khám phá, lớp học đảo ngược,…ít được giáo viên thực hiện. Có tới 34 người được khảo sát đánh giá giáo viên GDTC ít thường xuyên sử dụng các phương pháp trên và 45 đánh giá là không thường xuyên một tỉ lệ rất cao so với 3 khách thể được hỏi đánh giá là rất thường xuyên và 14 khách thể đánh giá là thường xuyên. Tương ứng với mức độ áp dụng thường xuyên các phương pháp dạy học mới là đánh giá mực độ thực hiện nội dung này, điểm trung bình ý kiến đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp mới là 3,31 ở mức trung bình. Điều này có phần là do lối dạy truyền thống đã “ăn sâu” vào nhiều giáo viên, nhiều giáo viên nhất là những giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới phương pháp, mặt khác lương và các chế độ đãi ngộ cho giáo viên

nói chung và giáo viên GDTC hiện nay còn rất hạn chế, chưa đảm bảo đời sống giáo viên nên ngoài giờ dạy trên lớp, giáo viên đa số đều phải đi dạy thêm ở các trung tâm nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc đầu tư cho công tác GDTC ở nhà trường.

HĐGDTC nhất là chương trình GDTC mới chỉ có thể thành cơng nếu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, trong đó lấy học sinh làm trung tâm, chú ý đến đặc điểm, nhu cầu và sở thích của người học thơng qua việc áp dụng những chiến lược, kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên hiện nay về phía giáo viên vẫn cịn một số hạn chế như:

- Chất lượng của giáo viên giảng dạy môn GDTC chưa đồng đều. Đội ngũ giáo viên ngày càng trẻ hóa nhưng kinh nghiệm giảng dạy cịn ít, kỹ năng ứng xử sư phạm cịn hạn chế, một số giáo viên đã lớn tuổi, sức khỏe có hạn nên khơng năng nổ trong các hoạt động phong trào, nhiều giáo viên giáo viên cịn rập khn, cứng nhắc trong việc thực hiện giảng dạy.

- Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất giỏi có trình độ chun mơn sâu, giỏi về kiến thức và kỹ năng còn chưa nhiều.

- Nhận thức về vị trí, vai trị và nhiệm vụ của công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của một số giáo viên giảng dạy mơn Giáo dục thể chất cịn chưa đầy đủ, chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trị của bồi dưỡng chun mơn đối với cơng tác của mình.

- GV gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thiếu kĩ năng vận dụng tổ chức các hình thức dạy học thơng qua các trò chơi nhằm giải quyết nhiệm vụ trọng tâm của giờ học. Vì thế, cùng với việc cải tiến nội dung và định hướng tiếp cận năng lực.

- Giáo viên chưa chủ động trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, đang mang tính ỷ lại, phụ thuộc vào nhà trường, chưa chịu khó nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, chỉ thực hiện theo qn tính, sợ khó, sợ sai nên chưa có tính sáng tạo trong tổ chức các hoạt động.

Về hình thức tổ chức dạy học: Chưa chủ động trong việc thiết kế các nội dung, phương pháp phù hợp để tiến hành các giờ trong lớp những khi thời tiết bất lợi. Chưa cân đối giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn. Hình thức ngoại khóa phổ biến nhất là hoạt động thể dục giữa giờ. Tuy nhiên mức độ thường xuyên hoạt động này được đánh giá chung là khá với 58 khách thể được hỏi đánh giá ít thường xuyên nhất là ở các trường sĩ số học sinh đơng trong khi diện tích sân chơi nhỏ hẹp hoặc là khi thời tiết không thuận lợi thì đa số các trường khơng duy trì hoạt động này. Mức độ thực hiện hoạt động này có số điểm trung bình là 3,74 tức cũng ở mức khá.

Ở hình thức GD: Tiêu chí “Các hình thức GD: Tham quan, thực tế, ngoại khóa” mức độ thường xuyên điểm trung bình thấp nhất trong tất cả các tiêu chí (chỉ đạt 2,49) và mức độ thực hiện điểm trung bình cũng chỉ đạt 2,99. Sở dĩ hoạt động này các trường ít tổ chức thường xun vì sĩ số học sinh ở các lớp hiện nay khá đông, nếu tổ

chức tham quan, thực tế địi hỏi phải có thêm nhân lực để quản lý học sinh, hơn nữa phải nghiên cứu địa điểm, lên nội dung, liên hệ với địa chỉ đến,… và quan trọng là muốn tổ chức hoạt động này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí mà kinh phí để tổ chức hoạt động GDTC hiện nay ở các trường rất hạn hẹp chính vì vậy tâm lí các trường thường rất ngại tổ chức các hoạt động tham quan, thực tế nhằm GDTC cho học sinh, thậm chí có trường hầu như chưa bao giờ tổ chức hoạt động này để GDTC cho học sinh. Tương tự như vậy với hình thức “GDTC thông qua tổ chức hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, hoạt động tập thể” về mức độ thường xuyên và mức độ thực hiện đều được đánh giá trung bình với số điểm lần lượt là 3,18 và 3,36 điểm. So với hình thức tham quan, thực tế thì hình thức này dễ thực hiện hơn và được nhiều trường tổ chức cho học sinh hơn mặc dù mức độ thường xuyên và thực hiện vẫn hạn chế do nó cũng địi hỏi phải mất nhiều thời gian xây dựng kế hoạch, phải có điều kiện về cơ sở vật chất, sân bãi, nhân lực và vật lực. Ở hình thức “Thành lập câu lạc bộ mơn thể thao yêu thích cho HS tham gia trong phạm vi nhà trường” về mức độ thường xuyên được đánh giá khá với số điểm trung bình là 3,89 cịn đánh giá mức độ thực hiện là trung bình với số điểm bình quân là 3,35. Hiện nay tại các trường TH trên địa bàn quận Hải Châu hàng năm đều thành lập câu lạc bộ thể thao, tuy nhiên các câu lạc bộ còn chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là các câu lạc bộ bóng rổ, cầu lơng, cờ vua, bóng bàn,… hơn nữa các câu lạc bộ cũng chỉ thu hút được số ít học sinh tham gia chứ chưa thật sự có sức lan tỏa, chưa thu hút được 100% học sinh tham gia. Do điều kiện cơ sở vật chất hiện nay ở các trường còn thiếu thốn chưa thể tổ chức các CLB địi hỏi phải có sân bãi, dụng cụ như cầu lơng, bóng bàn, bóng đá, bơi lội… Ở hình thức “Thành lập các đội tuyển tham gia thi đấu giải thể thao các cấp và tham gia giao lưu với các đơn vị bạn” với một số lượng lớn khách thể được hỏi đánh giá khơng thường xun và ít thường xuyên, mức độ thường xuyên của hoạt động này chỉ có số điểm trung bình là 2,9 và mức độ thực hiện cũng chỉ đạt ở mức trung bình . Hiện nay tại các trường hầu như đều thành lập các đội tuyển để tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp và thỉnh thoảng giao lưu với các trường bạn. Tuy nhiên sự đầu tư các đội tuyển này chưa được nhiều trường đầu tư quan tâm mà hầu hết chủ yếu là thành lập để tham gia cho có phong trào vì vậy chất lượng nội dung này chưa cao. Ở nội dung Phối hợp với các câu lạc bộ, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, … bên ngồi nhà trường thì mức điểm trung bình cịn thấp hơn với 2,52 điểm ở mức thường xuyên và 3,25 ở mức độ thực hiện. Thực tế ở các nhà trường Tiểu học quận Hải Châu các hoạt động GDTC chủ yếu diễn ra trong nhà trường còn việc phối hợp với các cơ quan đoàn thể, đơn vị bên ngoài nhà trường như các câu lạc bộ, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, … rất ít chủ yếu là liên hệ khi cần thuê/mượn sân bãi, địa điểm tập luyện hoặc thi đấu. Các hình thức GDTC hiện nay ở các nhà trường Tiểu học chủ yếu là thông qua hoạt động thể dục giữa giờ, Tham quan, thực tế, ngoại khóa; GDTC thơng qua tổ chức hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, hoạt động tập thể; Thành lập câu lạc bộ môn thể thao yêu thích cho học sinh tham gia trong phạm

vi nhà trường; Thành lập các đội tuyển tham gia thi đấu giải thể thao các cấp và tham gia giao lưu với các đơn vị bạn; Phối hợp với các câu lạc bộ, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, … bên ngồi nhà trường; cịn các hình thức khác như: Thể thao điện tử, trị chơi trí tuệ,…. rất ít được các trường tổ chức, thậm chí nhiều trường chưa bao giờ tổ chức. Chính vì vậy mà kết quả khảo sát ở nội dung này rất thấp với điểm trung bình đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ thực hiện lần lượt là 2,65 và 2,81.

Như vậy qua bảng khảo sát trên, chúng ta có thể thấy rằng hiện nay ở các nhà trường chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy học bắt buộc, chưa chú trọng nhiều vào các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường tiểu học công lập quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)