Những hiện tƣợng tâm lý xã hội phổ biến trong tập thể Dư luận xã hội trong tập thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 28 - 30)

- Dư luận xã hội trong tập thể

Khái niệm: Dư luận xã hội là tổng thể những nhận xét, đánh giá của nhiều người về một sự kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều liên quan đế quyền lợi của họ.

+ Dư luận là ý kiến của nhiều người.

+ Ý kiến về những sự kiện ít nhiều liên quan đến quyền lợi, sở thích, mối quan tâm,.. của những ngƣời đó.

+ Đây là nhận xét, đánh giá của nhiều ngƣời có kèm với sự biểu thị thái độ và gắn với hành động xã hội của một cộng đồng.

- Xung đột trong tập thể Khái niệm xung đột

Thực tế hiện này cho thấy, quá trình vận động và phát triển của các nhóm xã hội không thể tránh đƣợc những xung đột. Các cuộc xung đột ln diễn ra ở tất cả các nhóm xã hội bất kể quy mơ lớn hay nhỏ. Do đó, việc nghiên cứu xung đột của nhóm trở thành nội dung quan trọng của tâm lý học xã hội hiện nay.

Quá trình hình thành và phát triển của các nhóm xã hội tự nó đã chứa đựng mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn về quan điểm, về cá tính, về lợi ích của các thành viên. Mà chỉ khi mâu thuẫn đó bùng nổ thì xung đột mới xuất hiện. Theo tác giả Sevyery Bagham và Schlenker, xung đột là hoàn cảnh mà ở đó mục đích của hai hoặc nhiều ngƣời khơng thống nhất với nhau. Các xung đột cũng có thể xảy ra khi các thành viên của nhóm thống nhất với nhau về mục đích cơ bản, nhưng khơng thống nhất về các mục đích thứ yếu, hoặc về mục đích có thể

27

thống nhất với nhau nhƣng lại không thống nhất với nhau trong phương pháp và mức độ thể hiện sự nghiêm khắc đó. Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về xung đột. Tác giả Vũ Dũng cho rằng “Xung đột là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích, động cơ) giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm”

Dù xem xét ở các góc độ khác nhau nhƣng các tác giả đều có sự thống nhất nhất định trong việc xác đinh nội hàm của khái niệm xung đột. Từ các quan niệm khác nhau nêu trên, chúng ta có thể quan niệm xung đột là “sự bùng nổ các mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động chung của nhóm”.

Như vậy, mâu thuẫn thì lúc nào cũng tồn tại nhưng xung đột có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra. Chỉ khi nào mâu thuẫn bùng nổ, người ta khơng thể hịa giải nó thì xung đột xảy ra. Những xung đột nhỏ thường ít được các thành viên của nhóm quan tâm đến, nhưng khi các xung đột nhỏ này cứ tích tụ dần đến mức độ nào đó nó dễ xảy ra xung đột lớn có thể tạo nên sự bất hòa và nghiêm trọng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm.

28

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)