Ám thị trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 94 - 95)

2. Các phƣơng tiện giao tiếp

2.3.6.Ám thị trong giao tiếp

Ám thị là dùng lời nói, việc làm, hành vi cử chỉ tác động vào tâm lý của một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà khơng có sự phê phán.

Có thể tiến hành ám thị lúc con người tỉnh táo hoặc trong trạng thái thôi miên. Ám thị thường đi kèm với q trình giao tiếp. Nó có thể mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực, trọn vẹn hay không trọn vẹn. Ám thị trực tiếp là tác động trong đó người này thơng báo cho người kia- dưới hình thức mệnh lệnh thực hành- những ý nghĩ nhất định, khiến người kia phải tiếp nhận và thực hiện khơng bàn cãi. Ám thị gián tiếp thì phải đi theo đường vịng để đạt mục đích trên (chẳng hạn, thủ thuật "noi gương" trong nghệ thuật bán hàng như đã trình bày là một ví dụ).

Trong kinh doanh, ám thị thường được sử dụng qua tác động của quảng cáo (lặp đi lặp lại một câu nói hay một hình ảnh, dựa vào thời trang, vào uy tín của đơn vị sản xuất. v.v.). Khi đưa cho khách món hàng được gói bọc cẩn thận kèm theo những lời lẽ thịnh tình như. "Thật cứ như hàng may đo ấy", "Món quà tặng tuyệt vời" thì thực ra là người bán hàng đang tạo cho khách hàng niềm tin là mình đã quyết định đúng.

Tính bị ám thị (hay cịn gọi là tính nhẹ dạ cả tin) phụ thuộc vào từng người, từng lứa tuổi, giới tính và từng hồn cảnh. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà chun mơn thì tính bị ám thị của con người tăng lên khi người ta đang hoang mang dao động, đang trơng chờ, đang đi tìm một lối thốt, khi họ đang bị chi phối bởi một nhu cầu mãnh liệt nào đó. Thực tế cũng cho thấy rằng, tuổi càng cao, kinh nghiệm càng nhiều thì tính bị ám thị cũng giảm đi, và phụ nữ thường dễ bị ám thị hơn nam giới. Uy tín của nhà lãnh đạo cũng có sức ám thị mạnh tới nhân viên. Nếu nhà lãnh đạo có uy tín tuyệt đối đối với nhân viên thì mọi chỉ thị, mênh lệnh đều được nhân viên tiếp thu thực hiện một cách tự giác.

93

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 94 - 95)