1. Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị Vị trí
2.3.3. Các loại uy tín giả
a) Uy tín giả do sợ hãi: Nhà quản trị tạo ra sự uy tín bằng cách ln phơ trương sức mạnh quyền lực của mình, ln đe dọa cấp dưới bằng những hình thức kỷ luật. Uy tín kiểu này sẽ kìm hãm sức năng động sáng tạo của quần chúng, và tạo ra bầu khơng khí căng thẳng trong tập thể.
b) Uy tín giả kiểu gia trưởng: Đó là uy tín của những nhà quản trị tự cho mình cao sang hơn những người khác, có quyền lực đối với mọi người. Họ luôn luôn đẩy hết những người họ khơng ưa thích và lập ra phe cánh gồm những người hợp với cá nhân mình. Những người này thường được đặc trưng bằng thái độ lộng quyền.
c) Uy tín do khoảng cách: Đó là uy tín được tạo ra bằng cách ln ln giữ một khoảng cách nhất định giữa nhà quản trị với nhân viên. Ở đây nhà quản trị luôn luôn làm bộ mặt "quan trọng” và tỏ ra là một cái gì đó cách biệt với quần chúng.
d) Uy tín dân chủ giả hiệu: Đó là trường hợp nhà quản trị tạo dựng uy tín bằng sự tỏ ra dễ dãi, rộng lượng, xuề xòa thái quá với cấp dưới. Những nhà quản trị loại này hay hứa hẹn có lợi cho những người thừa hành. Mọi sự hứa hẹn, mua chuộc kiểu này lâu ngày sẽ gây ra sự móc ngoặc, bao che cho những vụ vi phạm kỷ luật gây ra tình trạng tự do, vô kỷ luật trong tập thể.
Cả uy tín dân chủ giả hiệu và uy tín do khoảng cách đều khơng tốt. Giữa nhà quản trị và nhân viên nên giữ một khoảng cách thích hợp. Khoảng cách đó khơng nên q xa đến mức mà nhân viên chỉ được coi như những cái rô bô. Và
36
nó cũng khơng nên gần q đến nỗi mọi cái đều xuề xòa, dễ dãi. Ở đây đòi hỏi nhà quản trị phải có sự nhạy cảm để xác định được khoảng cách giữa mình và quần chúng như thế nào cho hợp lý.