Tâm lý trong quá trình ra quyết định và thực hiện quyết định quản trị 1 Bản chất tâm lý của quyết định quản trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41 - 43)

1. Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị Vị trí

2.5. Tâm lý trong quá trình ra quyết định và thực hiện quyết định quản trị 1 Bản chất tâm lý của quyết định quản trị

2.5.1. Bản chất tâm lý của quyết định quản trị

Trong hoạt động quản trị, hầu như khâu nào cũng cần có sự quyết định đúng đắn, nên ra quyết định đúng là một biệt tài quan trọng nhất của nhà quản trị.

Để nói lên vai trị của quyết định quản trị, các chuyên gia đưa ra công thức như sau: Hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp bằng mức độ chuẩn xác của quyết định nhân với hiệu suất quản trị. Từ đây ta thấy rằng quyết định đúng mà hiệu suất quản trị thấp thì cũng khơng thu được hiệu quả kinh tế cao; quyết định sai mà hiệu suất quản trị cao thì tổn thất càng cao; quyết định sai mà hiệu suất quản trị thấp sẽ làm tổn hại đến xí nghiệp. Như vậy là hiệu suất quản trị có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của xí nghiệp nhưng khơng đưa xí nghiệp tới những

40

thảm họa. Cịn quyết định mà sai thì tất cả bị kéo vào con đường hầm vô đáy, hiệu suất quản trị cao đến mấy cũng chẳng mang lại ích lợi gì.

Quyết định quản trị là phương án giải quyết một vấn đề mà nhà quản trị đưa ra cho cấp dưới thực hiện. Quyết định quản ta có thể có nhiều hình thức khác nhau như. Mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ dẫn, các phương hướng sách lược kinh doanh.

Về mặt tâm lý mà nói, việc ra quyết định là một trong những giai đoạn hành động ý chí của nhà quản trị, kết quả là hình thành một mục đích này hay mục đích khác và đưa ra những biện pháp nhằm đạt được chúng. Q trình ra quyết định địi hỏi nhà quản trị phải thực hiện một quá trình tư duy hết sức phức tạp: từ phát hiện vấn đề, hình thành các liên tưởng cho đến việc đưa ra các giả thuyết và giải quyết vấn đề. Đó là một trong những hoạt động trí tuệ nhất, sáng tạo nhất của nhà quản trị.

Quyết định quản trị có nhiều loại: có quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyết định tác nghiệp hàng ngày; có quyết định nhân sự, quyết định chun mơn; có quyết định toàn cục, quyết định bộ phận và quyết định chuyên đề…

Bất kỳ một quyết định quản trị nào, khi được ban hành đều phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

- Có căn cứ khoa học: Quyết định quản trị được đưa ra phải dựa trên các quy luật kinh tế, quy luật xã hội, quy luật tự nhiên, phải phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, có cơ sở vững chắc về lao động, trang thiết bị và vốn.

- Tính hiệu quả: Quyết định quản trị phải đảm bảo mang lại hiệu quả thực tế và lợi ích cho mọi người. Trong SXKD, trước khi ra quyết định cần phải chăm lo khâu hoạch tốn kinh tế, tính tốn kỹ đầu vào, đầu ra.

- Tính thẩm quyền: Quyết định quản trị chỉ được ra trong giới hạn những quyền hạn đã được giao cho nhà quản trị. Nhà quản trị không được né tránh, trút bỏ trách nhiệm quyết định cho cấp dưới.

- Tính có định hướng: Mỗi quyết định đều phải có địa chỉ nhất định. - Tính ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể về thời hạn thực hiện quyết định.

- Tính kịp thời: Quyết định quản trị phải tương ứng với những nhu cầu phát triển của đối tượng quản trị.

41

- Tính quần chúng: Khi ra quyết định phải chú ý tới việc những người thừa hành sẽ chấp nhận quyết định đó ra sao. Những quyết định được đề ra một cách đúng đắn, hợp với nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng, sẽ được mọi người thực hiện một cách hào hứng, không cần phải ép buộc thêm.

- Tính pháp lý: Quyết định phải tuân thủ luật pháp hiện hành.

- Tính chấp nhận rủi ro: Trên thực tế, quyết định nào trong kinh doanh cũng cần có tính chất mạo hiểm nhất định. Ngược lại, thủ cựu không dám sáng tạo, không dám chấp nhận rủi ro thì sẽ khơng thể đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)