Những yếu tố tâm lý cần chú ý khi giao tiếp 1 Nhận thức trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 90 - 91)

2. Các phƣơng tiện giao tiếp

2.3. Những yếu tố tâm lý cần chú ý khi giao tiếp 1 Nhận thức trong giao tiếp

2.3.1. Nhận thức trong giao tiếp

Khi chúng ta giao tiếp với nhau, chúng ta phải nhận thức về nhau. Trước hết là các chủ thể giao tiếp tri giác lẫn nhau: quan sát tướng mạo, vẻ mặt, dáng điệu, tư thế, tác phong, cách ăn mặc, cách trang điểm, ánh mắt, lời nói, nụ cười. Chính những hình ảnh tri giác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá nhân cách, trình độ văn hóa, tình cảm của nhau. Khi mới bắt đầu quan hệ, dù thuộc lĩnh vực tình cảm hay kinh doanh, dân gian đều xem xét đối tượng theo phương ngôn: "Quen bụng dạ, lạ áo quần". Những hình ảnh ban đầu về diện mạo bên ngoài, cách ăn mặc để lại nhiều ảnh hưởng trong giao tiếp sau này. Tuy nhiên, những thơng tin cảm tính ban đầu khơng phải ln ln chính xác chúng bị nhiều yếu tố chi phối như ấn tượng, các định kiến, định khuôn..., nên thường dẫn đến chỗ chủ quan, thiếu chính xác. Cho nên muốn hiểu được bản chất bên trong (phẩm chất nhân cách) của đối tượng, chúng ta phải dùng tư duy, tưởng tượng để suy xét đánh giá, nhận định một cách đầy đủ, chính xác hơn. Trong suốt q trình giao tiếp chúng ta ln ln tự giác lẫn nhau và trên cơ sở những tài liệu tri giác đem lại tư duy giúp ta phán đốn tình hình để lựa chọn phương án giao tiếp. Chẳng hạn, trong giao tiếp, người này có một cử chỉ, một hành động nào đó đối với ta và ta phải có một cử chỉ và hành động đáp lại. Khi đó tình huống địi hỏi ta phải suy nghĩ tư duy thật nhanh để quyết định sẽ có cử chỉ hay hành động đáp lại như thế nào là đúng, là tốt là cao thượng, là tự trọng…

89

Trong giao tiếp: tư duy còn giúp ta nắm được bản chất của câu nói, của hành động, nắm được những ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong chúng. Trong thực tế có những khi người ta "nói vậy chứ khơng phải vậy", buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải phán đốn mới hiểu được nghĩa đích thực của câu nói.

Tóm lại: trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau. Trong giao tiếp mỗi chúng ta vừa là chủ thể, nhưng cũng vừa là khách thể của quá trình nhận thức, nên ta phải thận trọng trong từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, phải tập nhận thức về người khác (tập khả năng quan sát, tập tính nhạy cảm, phản ứng nhanh và có khả năng phán đốn tình hình giỏi…).

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)