1. Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị Vị trí
1.2.1. Những phẩm chất chính trị tƣ tƣởng, đạo đức
Những phẩm chất chính trị - tư tưởng nói lên khuynh hướng hoạt động xã hội và lập trường chính trị của nhà quản trị. Chúng bao gồm: lòng trung thành
30
với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; niềm tin sâu xa vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng; thế giới quan khoa học; có lập trường kiên định cách mạng của giai cấp cơng nhân; có quan điểm vững vàng kiên quyết chống lại mọi sai trái, biểu hiện không lành mạnh trong tập thể.
Những phẩm chất chính trị - tư tưởng của nhà quản trị được thể hiện trước hết trong quan điểm quản lý của họ. Chính quan điểm này sẽ đảm bảo phương hướng giai cấp cho mọi suy nghĩ và hành động quản lý của mỗi người. Quan điểm quản lý cá nhân đúng đắn của nhà quản trị phải chứa đựng những cái chung của lập trường và quan điểm quản lý của Đảng và Nhà nước, đồng thời lại phải có cái riêng phản ánh các nhiệm vụ, điều kiện hoạt động của mỗi nhà quản trị và phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của đơn vị. Nhà quản trị phải cố gắng đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình biết kết hợp hài hịa ba lợi ích cơ bản ở cơ quan, xí nghiệp mình. Quan điểm quản lý đúng đắn giúp nhà quản trị ln ln vì lợi ích của Đảng, của nhà nước mà lựa chọn, cân nhắc cán bộ, nhân viên dưới quyền, biết xử lý vấn đề cán bộ theo nguyên tắc tính Đảng kết hợp với sự thận trọng và tế nhị đối với từng cán bộ, nhân viên. Quan điểm quản lý tích cực cịn được thể hiện trong việc khơng ngừng tìm cách nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác.
Những phẩm chất đạo đức của nhà quản trị nối lên trình độ trưởng thành về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và lập trường đạo đức của họ. Sự trong sáng về đạo đức, sự tận tâm với công việc, sự quan tâm chăm sóc mọi người lao động, tinh thần phê và tự phê nghiêm túc, tinh thần tập thể chủ nghĩa... là những phẩm chất đạo đức mà mọi nhà quản trị đều phải có.