Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn kiểu lãnh đạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 39 - 41)

1. Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị Vị trí

2.4.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn kiểu lãnh đạo

Như trên đã nói, việc sử dụng kiểu lãnh đạo khơng phải là cứng nhắc, mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để nhà quản trị lựa chọn kiểu nào cho thích hợp. Việc lựa chọn kiểu lãnh đạo tối ưu phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây.

a) Chọn một kiểu lãnh đạo phù hợp với từng cá nhân dưới quyền.

Trong công tác lãnh đạo, hàng ngày nhà quản trị thường làm việc trực tiếp với từng cá nhân riêng lẻ, chẳng hạn ra mệnh lệnh hay lắng nghe ý kiến phàn nàn. Vì vậy, cách thức đối xử với từng người quyết định rất lớn đến thành công của hoạt động quản trị. Để quyết định một kiểu lãnh đạo phù hợp với từng nhân viên, nhà quản trị chú ý tới những đặc điểm sau của họ:

- Tuổi tác: Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với những người cao tuổi hơn hoặc kinh nghiệm hơn mình.

38

- Giới tính: Phụ nữ thường làm việc tốt hơn dưới sự chỉ huy độc đoán. - Kinh nghiệm: Nếu nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, tốt hơn là sử dụng kiểu dân chủ và tự do.

- Cần độc đốn: với những người hay có thái độ chống đối, những người khơng có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo. Cần phải dân chủ đối với những người có tinh thần hợp tác, thích lối sống tập thể. Cịn đối với những người hay có đầu óc cá nhân, những người khơng thích giao thiệp với xã hội thì nên chọn kiểu lãnh đạo tự do.

b) Chọn một kiểu lãnh đạo phù hợp với mức độ phát triển của tập thể. - Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành tập thể, khi tập thể chưa có sự ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện những công việc được giao theo trách nhiệm của mình, thì nhà quản trị nên áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, thiết lập kỷ luật chặt chẽ, đưa ra các yêu cầu cụ thể và kiểm tra kịp thời.

Ở giai đoạn phát triển thứ hai của tập thể, khi mà các thành viên vẫn chưa có sự thống nhất và tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đồn kết chưa cao, chưa đều, thì kiểu lãnh đạo phải mềm dẻo, linh hoạt và cương quyết.

Khi tập thể đã phát triển ở mức độ cao, có bầu khơng khí tốt đẹp có tinh thần đồn kết, có khả năng tự quản, có tính tự giác cao, nhà quản trị có thể áp dụng kiểu dân chủ hoặc tự do để phát huy tính sáng tạo của tập thể.

c) Chọn một kiểu lãnh đạo phù hợp với tình huống cụ thể.

Trong hoạt động quản trị, những tình huống khác nhau xảy ra ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả quản trị. Khi tình huống có những thay đổi lớn, chúng ta cần xem xét lại kiểu lãnh đạo của mình. Sau đây là một số ví dụ về những tình huống có khả năng xảy ra và những kiểu lãnh đạo tương ứng cần áp dụng:

Những tình huống bất trắc: Có một số tình huống địi hỏi ta phải hành động khẩn trương, nhanh nhạy và kịp thời (chẳng hạn, hỏa hoạn). Mọi nỗ lực cần phải được dốc hết, các ý kiến cần phải được trao đổi nhanh chóng và cơng việc địi hỏi mọi người phải tập trung cao độ. Chính những trường hợp cấp bách như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy cần có một sự lãnh đạo cứng rắn và đầy uy quyền hơn bao giờ hết.

Bất đồng trong tập thể: Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, ngờ vực, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị thường phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đốn, sử dụng tối đa quyền lực của mình.

39

Những tình huống gây hoang mang: Thỉnh thoảng, do một sự xáo trộn nào đó trong tập thể (do thay đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại nhân sự…), khơng ai biết phải nên làm gì, mọi người đều hoang mang. Trong trường hợp này, hơn bao giờ hết, nhà quản trị cần tỏ ra gần gũi với nhân viên, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với họ, và đến với họ bất cứ lúc nào có thời gian rỗi. Mối quan hệ thân mật để trấn an nhân viên như thế thường đem lại kết quả hơn bất cứ một bản thông điệp nào.

d) Chọn một kiểu lãnh đạo phù hợp với cá tính của mình

Mọi hành vi của chúng ta, từ cách ăn nói đến đi đứng, đều bộc lộ cá tính của mình. Và tùy thuộc vào cá tính, mỗi nhà quản trị sẽ thích một kiểu lãnh đạo nào đó và sẽ cảm thấy tự nhiên hơn và hiệu quả hơn với kiểu đó. Tuy nhiên một lối lãnh đạo tài tình địi hỏi chúng ta đơi khi phải làm ngược lại với sở thích, cá tính của mình, biết sử dụng nhiều thủ thuật và nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với những tình huống thực tế khác. Nói chung, chúng ta nên coi trọng đúng mức cá tính của mình. Trong thực hành nó có thể giúp ta quyết định kiểu lãnh đạo thường dùng ở những điều kiện "bình thường". Nhưng những yếu tố khác như bản chất, trình độ của tập thể, tình huống đặc biệt xảy ra có thể buộc ta phải chuyển qua sử dụng những kiểu khác. Ln ln với một tầm nhìn rộng, nhà quản trị phải biết vào thời điểm nào áp dụng kiểu lãnh đạo nào là hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 39 - 41)