1.1. Đặc điểm nghề nghiệp
Hoạt động kinh doanh là một hoạt động tư duy phức tạp là sự phân tích, tổng hợp, khái quát các yếu tố của thị trường, từ đó phát hiện ra vấn đề và vạch ra chiến lược, chiến thuật kinh doanh. Đó là sự tính tốn, cân nhắc để đi tới các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác đảm bảo thu được lợi nhuận cao, tránh các rủi ro, thất bại ở mức độ cao nhất.
Từ những đặc điểm của hoạt động kinh doanh kể trên, ta thấy kinh doanh là một "siêu nghề", cho nên muốn làm kinh doanh giỏi địi hỏi nhà kinh doanh phải có những phẩm chất tâm lý nghề nghiệp nhất định.
Nhà kinh doanh là người thừa kế hoặc tạo dựng một doanh nghiệp mới, chịu trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận. Mục tiêu cao nhất của nhà kinh doanh là lợi nhuận, được đóng thuế được tự chủ quyết định mọi vấn đề, trên đầu họ chỉ có pháp luật.
Nhà kinh doanh nói chung phải là người có kiến thức và khả năng tồn diện hoặc gần như tồn diện. Đó khơng chỉ là nhà kinh tế, nhà khoa học, là một luật gia mà còn là một nhà tâm lý học và là nhà ngoại giao... Nhà kinh doanh là người hiểu sâu, biết rộng, trên thông thiên văn, dưới thơng địa lý, giữa hiểu lịng người. Nhà kinh doanh đặc biệt phải am hiểu những vấn đề như: am hiểu thị trường, biết mua bán, thực hiện nhanh nhạy quan hệ hàng-tiền; am hiểu công nghệ, biết cải tiến và đổi mới để hàng mình ln ln có sức cạnh tranh trên thị trường; am hiểu đồng tiền, biết tạo vốn và sinh lợi theo phương châm "một vốn, nhiều lời"; am hiểu người lao động, biết sử dụng tay nghề, biết "chiêu hiền, đãi sĩ "; am hiểu nghệ thuật quản lý, biết đặt mục tiêu phù hợp và dùng các phương tiện hữu hiệu, kết hợp sức lực, trí tuệ quần chúng nhằm đạt tới mục tiêu; am hiểu nghệ thuật và khoa học Marketing…
49
Nhà kinh doanh địi hỏi phải có đầu óc doanh nghiệp-đó là năng lực biết lựa chọn và xác định những mục tiêu tăng trưởng đúng đắn, biết huy động các nguồn lực và những qui phạm đề ra một cách nghiêm túc hợp lý để đạt tới bằng được những mục tiêu đề ra. Đầu óc doanh nghiệp địi hỏi con người phải có tư duy 3H: Hiên thực (biết xác định mục tiêu trong tương quan với các ràng buộc), Hiệu quả (biết đạt mục tiêu với tổn phí ít nhất và thành quả có chất lượng), Hiện đại (biết khơng ngừng đổi mới công việc và sản phẩm làm ra). Người có đầu óc doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là người có lịng tự tin vào năng lực bản thân, không cam chịu số phận, ham tác động vào sự vật, muốn thay đổi hồn cảnh, khơng bao giờ hài lòng với hiện tại, chấp nhận thách thức tương lai. Đặc trưng của đầu óc doanh nghiệp là nắm bắt và ứng dụng nhanh thành tựu khoa học kỹ thuật, luôn luôn nuôi tham vọng khuyếch trương vốn liếng của mình, làm ra những sản phẩm khơng ngừng được cải tiến đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nhà kinh doanh phải là người có đầu óc nhạy bén, sắc sảo: nhạy bén với thị trường, nhạy bén với tổ chức, với công việc và nhất là nhạy bén với cơ hội. Nhà kinh doanh phải là người dám chấp nhận rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường phẩm chất này không thể thiếu được ở một doanh nhân. Trong thương trường sự rủi ro là điều rất khó tránh khỏi: Người có đầu óc mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro khơng có nghĩa là liều, khơng biết tính tốn, cân nhắc. Trái lại, sau khi đã cân nhấc, họ sẵn sàng nhận sự rủi ro, nếu không mọi kế hoạch, chiến lược kinh doanh sẽ bị trù trừ và cơ hội sẽ qua đi. Nhà kinh doanh cần hiểu rằng, trong nền kinh tế thị trường rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng nhiều, rủi ro càng cao thì thua lỗ càng nhiều, nhưng khơng có rủi ro sẽ khơng có lợi nhuận.
1.2. Các phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh
Tiêu chuẩn cơ bản chung về đạo đức trong kinh doanh là: mưu cầu lợi nhuận cá nhân, bộ phận bằng cách đồng thời làm lợi cho nhân dân và Nhà nước. Từ đây có thể nêu lên những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của nhà doanh nghiệp như sau:
+ Nhà kinh doanh phải hoạt động hợp pháp: phải biết tìm lợi nhuận, kể cả bằng cạnh tranh, trong quỹ đạo mà luật pháp cho phép.
+ Nhà kinh doanh phải trọng chữ Tín: chữ tín, lịng tin, sự trung thực như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mối quan hệ không chỉ giữa nhà kinh doanh với khách hàng, mà còn là mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau và giữa nhà kinh
50
doanh với Nhà nước. Chữ tín là bảo bối của hoạt động kinh doanh tạo dựng được đã khó giữ gìn nó dài lâu cũng khó và khi đã bội tín thì lại càng khó gấp bội nếu muốn lấy lại. Xung quanh chữ tín khơng chỉ là phép xã giao cần thiết ban đầu mà là cái gốc văn hóa nhân văn, khoa học-cơng nghệ, là sự không vụ lợi trước mắt mặc dầu lợi tức, trước hết là lợi tức kinh tế bao giờ cũng có vị trí ưu trội trong các động lực kinh doanh, giữ gìn được lịng tin trong hoạt động kinh doanh khi mà đồng vốn cịn eo hẹp, trình độ khoa học-cơng nghệ còn thấp, lại thêm mơi trường luật pháp kinh doanh đang cịn phức tạp, quả thật khó khăn. Chữ tín đang vừa là cơ hội, vừa là sự thách thức bản lĩnh, lòng dũng cảm của mỗi nhà doanh nghiệp.
+ Nhà kinh doanh phải mưu cầu lợi nhuận bằng con đường cùng có lợi với đồng nghiệp, với bạn hàng. Cần biết gắn bó hỗ trợ cưu mang nhau lúc thịnh cũng như lúc suy. Lòng chung thủy là rất quan trọng. Người kinh doanh trên thị trường dĩ nhiên là có cạnh tranh, nhất là trên thị trường quốc tế. Điều quan trọng là biết tìm bạn hàng liên kết, hợp tác để tạo lực cạnh tranh. Kinh doanh là cạnh tranh nhưng phải biết cạnh tranh lành mạnh, không dùng những thủ đoạn không dựa vào những thế lực đen tối để "diệt nhau”, để thủ tiêu nhau.
+ Nhà kinh doanh khơng đi tìm lợi nhuận bằng con đường bòn rút cuộc sống của người khác, mà bằng con đường khai thác trí tuệ, óc sáng tạo của mọi người. Phải có chính sách cầu hiền, tìm kiếm trọng dụng nhân tài tập hợp một đội ngũ lao động có phẩm chất và tài năng gắn bó với nhau trên cơ sở thống nhất lợi ích.
+ Nhà kinh doanh phải có một trình độ văn hóa mơi trường, trong các dự án SXKD phải có các phương án bảo vệ mơi trường, bảo vệ sinh thái, không gây ơ nhiễm, khơng thải chất độc, khói bụi một cách bừa bãi. Nhà kinh doanh đi vào khai thác tài nguyên nhưng phải có phương án bảo tồn tài sản quốc gia và mơi trường cho thế hệ mai sau.