Những khía cạnh tâm lý của uy tín nhà quản trị 1 Bản chất của uy tín

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 36)

1. Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị Vị trí

2.3. Những khía cạnh tâm lý của uy tín nhà quản trị 1 Bản chất của uy tín

2.3.1. Bản chất của uy tín

Uy tín (autaritas) có nghĩa là ảnh hưởng, là quyền uy, sự thừa nhận... Khái niệm uy tín được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như pháp luật, đạo đức, xã hội học, tâm lý học xã hội v.v... Trong tâm lý học QTKD uy tín nhà quản trị được coi là khả năng tác động đến người khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho họ tin cậy phục tùng tuân theo một cách tự giác.

Uy tín nhà quản trị có hai mặt: Uy tín do chức vụ và uy tín do nhân cách cá nhân.

Uy tín do chức vụ ở nhà quản trị là hiện tượng tâm lý xã hội khách quan mang tính quyền lực nhà nước hay xã hội. Nó là cái có sẵn quy định cho từng vị trí trong hệ thống thứ bậc của cơ cấu tổ chức. Nó do ưu thế chức vụ đem lại. Bất kỳ ai dù với đặc điểm tâm lý cá nhân như thế nào, nhưng khi được đặt vào một trong các vị trí thuộc nấc thang quyền lực đều có uy tín đó. Khi được giữ những cương vị lãnh đạo nào đó, cả tập thể, tổ chức, mọi thành viên đều thuộc quyền lãnh đạo của nhà quản trị. Họ phải phục tùng những mệnh lệnh, những chỉ thị mà nhà quản trị đề ra việc tuân thủ các mệnh lệnh của nhà quản trị, ở đây là thể hiện sự phục tùng quyền lực của nhà nước hay của xã hội, chứ không phải phục tùng bản thân nhà quản trị.

34

Khác với uy tín do chức vụ, uy tín do nhân cách cá nhân (hay uy tín cá nhân) là tổng hịa các đặc điểm phẩm chất về tâm lý xã hội của bản thân nhà quản trị, được xã hội, được tập thể thừa nhận, phù hợp với những yêu cầu khách quan của hoạt động. Uy tín cá nhân được tạo bởi phẩm chất riêng của nhà quản trị thể hiện thông qua những hành vi, cư xử trong quan hệ với người xung quanh, cũng như tạo ra bằng những hoạt động thực tế trong công tác đối với tập thể.

Như vậy, ta thấy uy tín nhà quản trị là sự thống nhất giữa những điều kiện khách quan với những nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan đó là uy tín của chế độ, của Nhà nước, uy tín của tổ chức mà mình phụ trách, trình độ phát triển của tập thể. Nhân tố chủ quan đó là những phẩm chất và năng lực của nhà quản trị có thể củng cố, nâng cao uy tín của họ trong trường hợp tương xứng với yêu cầu của chức vụ mà họ đảm nhận.

Đối với nhà quản trị, yêu cầu đặt ra là phải tạo được sự phù hợp giữa uy tín cá nhân và uy tín do chức vụ, và phải đảm bảo tính tương xứng giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong uy tín của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 36)