Bản chất của các kiểu lãnh đạo cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 39)

1. Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị Vị trí

2.4.1. Bản chất của các kiểu lãnh đạo cơ bản

Kiểu lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được nhà quản trị sử dụng đó tác động đến những người dưới quyền.

Theo K. Levin, có 3 kiểu lãnh đạo cơ bản: kiểu lãnh đạo độc đoán, kiểu lãnh đạo dân chủ và kiểu lãnh đạo tự do. Cách phân loại này được các nhà nghiên cứu chấp nhận và trở thành cách phân chia cơ bản về kiểu lãnh đạo trong tâm lý học QTKD.

a) Kiểu lãnh đạo độc đoán: Nhà quản trị tập trung quyền lực trong tay, đòi hỏi nhân viên phải tuân phục mọi mệnh lệnh của mình, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt mọi hoạt động của cấp dưới đảm bảo cho đạt được mục tiêu. Ơng ta quyết định chính sách, và coi việc lựa chọn là điều mà chỉ có một người có quyền làm - đó là ơng ta.

Trong tập thể với nhà quản trị như vậy, các thành viên có khuynh hướng hay bất đồng ý kiến nên thường tranh biện, cãi cọ. Một số bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhà quản trị. Khi ông ta vắng mặt, hoạt động của tập thể coi như bị ngừng trệ hoàn toàn. Tiến độ cơng việc diễn ra ở mức dưới trung bình.

b) Kiểu lãnh đạo dân chủ: Nhà quản trị biết phân chia quyền lực của mình, biết thu hút cả tập thể vào việc thảo luận bàn bạc, xây dựng và lựa chọn các phương án cho việc ra quyết định, cùng họ tổ chức việc thực hiện, đánh giá, đề ra các biện pháp bổ sung. khi giải quyết những vấn đề phức tạp và quan trọng, bao giờ nhà quản trị cũng trình bày rõ quan điểm, mục tiêu cần đạt, nội dung từng vấn đề và trưng cầu ý kiến của quần chúng, tham khảo các ý kiến đề xuất của cấp dưới, nhiều khi cho họ tự lựa chọn cách làm.

Khi nhà quản trị sử dụng kiểu lãnh đạo này, các thành viên làm việc với nhau một cách cởi mở, thân thiện. Mối quan hệ giữa tập thể và nhà quản trị được tự do hơn, tự nhiên hơn. Công việc vẫn được tiến hành một cách đều đặn và liên tục khi nhà quản trị đi vắng.

c) Kiểu lãnh đạo tự do: Nhà quản trị chỉ vạch ra kế hoạch chung chung, ít trực tiếp chỉ đạo mà thường giao khốn cho cấp dưới, khơng quan tâm đến công

37

việc, không can thiệp vào tiến trình. Ở đây nhà quản trị chỉ đóng vai trị là người cung cấp thơng tin, ít khi tham gia vào hoạt động của tập thể và sử dụng rất ít quyền điều hành của mình.

Với kiểu lãnh đạo này các nhân viên thường thực hiện công việc một cách cẩu thả và chậm chạp. Xem ra có nhiều hoạt động đấy nhưng khơng có cái nào đi đến kết quả cả. Phần lớn thời gian bị hoang phí trong những cuộc cãi vã giữa các thành viên với lý do mang tính cá nhân thuần túy.

Trên đây là 3 kiểu lãnh đạo cơ bản. Mỗi kiểu thường có những ưu điểm, nhược điểm. Nhìn chung, các nhà chun mơn nhất trí rằng kiểu lãnh đạo dân chủ là tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế chứng tỏ rằng trong một số trường hợp, kiểu lãnh đạo độc đốn thành cơng trong lúc hai kiểu kia thất bại; kiểu dân chủ hoặc tự do, trong những điều kiện phù hợp, sẽ mang lại kết quả khả quan hơn hai kiểu còn lại. Một nhà quản trị có thể sử dụng bất cứ kiểu nào trong 3 kiểu lãnh đạo này. Một số người cho rằng khi một ai đó đã chọn một trong 3 kiểu này thì khó có thể lãnh đạo theo kiểu khác. Điều đó hồn tồn sai lầm. Nghệ thuật quản trị là uyển chuyển, biết sử dụng kiểu nào một cách đúng lúc. Vì vậy nhà quản trị phải học hỏi những kiểu lãnh đạo khác nhau để có thể linh hoạt khi sử dụng chúng đối phó với những điều kiện và con người khác nhau trong công tác. Tài quyền biến, khả năng ứng xử linh hoạt trong công tác lãnh đạo là nghệ thuật cao nhất của một nhà quản trị giỏi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 39)