Những yếu tố tâm lý trong tổ chức thực hiện quyết định

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 44 - 46)

1. Vị trí, chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản trị Vị trí

2.5.4. Những yếu tố tâm lý trong tổ chức thực hiện quyết định

Tổ chức thực hiện quyết định là giai đoạn tiếp theo của q trình quản trị. Có thể đề ra được những quyết định đúng đắn, hứa hẹn kết quả cao, nhưng nếu việc tổ chức thực hiện khơng tốt thì quyết định đó khơng thể mang lại hiệu quả mong muốn. Trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định, nhà quản trị phải chú ý khắc phục những yếu tố tâm lý cản trở sau đây;

- Sức ì về thói quen: Mỗi một quyết định, dù ít hay nhiều, đều chứa đựng những yếu tố mới, nhất là những quyết định có liên quan đến việc thay đổi nhân sự, thay đổi chế độ làm việc, thay đổi quy trình cơng nghệ của một cơng ty, xí nghiệp. Thực hiện những quyết định như vậy nghĩa là làm đảo lộn những thói quen, lề lối làm việc cũ. Vì vậy việc thực hiện đó sẽ gặp nhiều cản trở về tâm lý

43

của những người thừa hành, đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với hồn cảnh mới.

- Sức ì về tư tưởng: Khi quyết định được ban hành và đưa vào thực hiện, những người thừa hành thường cảm thấy bỡ ngỡ, thậm chí hoang mang. Ở đây cũng cần một thời gian để những người thừa hành nghiên cứu, tìm hiểu và làm quen với tư tưởng chủ đạo của quyết định, nắm bắt được nhiệm vụ của bản thân cũng như của tập thể. Khi đã hiểu được ý nghĩa của quyết định, nhiệm vụ của bản thân, họ sẽ tiến hành thực hiện quyết định một cách tích cực.

- Những khiếm khuyết trong việc truyền đạt quyết định: Nhà quản trị ra được quyết định đúng đắn, nhưng không biết cách truyền đạt đến người thực hiện, khơng biết diễn đạt ý tưởng của mình, khơng biết khêu gợi sự hưng phấn của những người thừa hành, thì cũng khơng đem lại hiệu quả cao được. Ở đây địi hỏi nhà quản trị phải có nghệ thuật truyền đạt quyết định: năng lực diễn đạt, nghệ thuật biểu hiện tư tưởng, sự truyền cảm và khả năng kích thích tính tích cực của quần chúng. Khi truyền đạt quyết định, nhà quản trị phải tác động vào động cơ, nhu cầu, tình cảm của những người thừa hành, nhằm làm khuấy động suy nghĩ, tình cảm, sự quan tâm tới nghề nghiệp, lợi ích của cá nhân, của tập thể, trên cơ sở đó mà say mê với cơng việc.

Khi phân công nhiệm vụ thực hiện quyết định cho những người dưới quyền cần chú ý những yêu cầu sau:

- Phải phân công nhiệm vụ tương xứng với năng lực và các phẩm chất tâm - sinh lý của người thực hiện. Khi phân công nhiên vụ cho cấp dưới phải dựa vào năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo của họ, tránh hiện tượng "thợ rèn thì bảo đóng tủ, thợ mộc thì bảo rèn dao". Cơng việc được phân công phải phù hợp với những đặc điểm tâm-sinh lý, đặc biệt là khí chất của người thừa hành.

- Nhiệm vụ được phân cơng phải kích thích những tình cảm tốt đẹp của tập thể. Cần phải phân công sao cho những cái rủi ro của người này không biến thành may mắn của kẻ khác mà phải biến những cái rủi ro đó thành sự kích thích tình cảm tập thể ở người khác, tạo thành sự giúp đỡ lẫn nhau, phát triển đồng đều về nghiệp vụ nghề nghiệp.

- Phải duy trì sự bảo hộ giúp đỡ lẫn nhau của những đồng nghiệp. Quyết định quản trị là một ý tưởng tồn vẹn, địi hỏi thu hút nỗ lực của cả tập thể. Việc

44

chia ra từng nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân cũng chỉ nhằm phục vụ mục đích chung. Vì vậy khi phân cơng nhiệm vụ, nhà quản trị cần xác định rõ cho những người thừa hành hiểu rằng mỗi kết quả của họ có liên quan, ảnh hưởng đến kết quả của người khác, trên cơ sở đó khắc phục tâm lý cục bộ trong hoạt động của từng cá nhân, giáo dục ý thức tập thể, tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)