Các vết nứt khác

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11297:2016 CẦU ĐƯỜNG SẮT - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH (Trang 25 - 26)

- Xuất hiện trong các cột, thân vịm trong cầu vịm bê tơng cốt thép.

- Trong các cầu đá xây và cầu bê tơng kiểu vịm thường có vết nứt ở chân vòm và đỉnh vòm. Trong các hệ siêu tĩnh ngồi bằng bê tơng cốt thép hay đá xây cịn có các vết nứt do lún hay biến dạng của mố trụ.

5.3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của vết nứt

Để đánh giá ảnh hưởng của vết nứt đến năng lực chịu tải của tuổi thọ của kết cấu, làm rõ nguyên nhân xuất hiện vết nứt, cần phải có các số liệu điều tra về độ rộng vết nứt và sự biến đổi độ rộng đó, đặc điểm bố trí vết nứt, chiều dài vết nứt, trạng thái chung của cả cơng trình và lập thành bản vẽ điều tra.

Có thể phát hiện vết nứt ngầm bằng máy dò siêu âm. Cần đánh dấu các đầu vết nứt lên bề mặt bê tông bằng sơn, ghi rõ ngày điều tra và ghi chép vào sổ theo dõi, chụp ảnh chi tiết.

Độ rộng vết nứt được đo bằng kính phóng đại có vạch chia độ. Vị trí đo phải đánh dấu cố định để theo dõi lâu dài và đo lại khi cần thiết.

Cần quan sát tiến triển của vết nứt trên kết cấu như sau: - Đo lại một cách định kỳ.

- Ghi chép đặc điểm vào sổ theo dõi vê nứt, có ghi chú về nhiệt độ, thời tiết và tải trọng lúc đó. - Dán băng thạch cao băng qua vết nứt đang tiến triển. Khi vết nứt tăng lên sẽ làm nứt băng thạch cao đó và dễ phát hiện.

- Dấu hiệu bên ngoài của vết nứt nguy hiểm đang phát triển là vết gỉ đậm màu trên bề mặt bê tơng, lúc đó cốt thép đã bị gỉ nặng.

- Nếu thấy vết nhũ trắng là dấu hiệu cho biết đá xi măng đã bị khử kiềm trong vùng bị nước thấm qua bê tông.

Khi điều tra bê tông cốt thép, bê tông, đá xây cần đặc biệt xem xét đánh giá chất lượng chế tạo kết cấu.

5.3.3.3. Các hư hỏng khơng nhìn thấy được

Các hư hỏng khơng nhìn thấy được (rỗng, rỗ trong lớp bảo hộ...) có thể phát hiện bằng phương pháp đơn giản là dùng búa gõ. Nếu búa đập vào bê tơng tốt thì âm thanh đanh, vang dội. Nếu đập vào bê tơng có rỗng, xốp, phân lớp thì có tiếng đơng đục, tắt ngay.

5.3.3.4. Khi điều tra cần xem xét tình trạng hệ thống thốt nước và lớp cách nước mặt cầu.

Nếu chúng có chất lượng cịn tốt thì đảm bảo được tuổi thọ. Nếu ngược lại thì nước sẽ thấm qua bê tơng, kiềm hóa đá, xi măng và gây rỉ cốt thép.

Dễ dàng phát hiện các vùng hư hỏng lớp cách nước nhờ các nhũ vôi xuất hiện trên bề mặt đáy bản máng ba lát hay bề mặt bụng dầm.

Biến dạng của kết cấu nhịp dự ứng lực chịu ảnh hưởng của co ngót và từ biến bê tơng, sự có mặt của vết nứt, sự hư hỏng ở mấu neo cốt thép dự ứng lực v.v...

Muốn đánh giá đúng các ảnh hưởng này phải định kỳ cao đạc lại kết cấu nhịp, so sánh các kết quả cao đạc và kết quả điều tra định kỳ có thể rút ra được thơng tin quan trọng về sự thay đổi tình trạng chịu lực mà đánh giá độ tin cậy và tuổi thọ kết cấu. Thời gian định kỳ là 1 năm có 1 lần đo vào sau mùa lũ. Trường hợp cầu có vấn đề đặc biệt thì đo kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

5.3.4. Điều tra mố trụ và móng

Khi điều tra mố trụ cần lưu ý phát hiện các dạng hư hỏng điển hình gồm: - Các vết nứt.

- Sứt vỡ khối đá xây.

- Chuyển vị và biến dạng của bản thân mố trụ như: lún, nghiêng lệch, trượt. - Hiện tượng trượt sâu của cả mố trụ cùng với nền.

Cần phân biệt các dạng vết nứt như sau: - Vết nứt bề mặt.

- Vết nứt sâu. - Vết nứt xuyên.

5.3.4.1. Điều tra vết nứt

Căn cứ dạng bề ngoài của vết nứt có thể xác định nguyên nhân xuất hiện và phát triển của nó.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11297:2016 CẦU ĐƯỜNG SẮT - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w