- Lấy k =0,95 đối với tải trọng thẳng đứng do đoàn tàu;
Hình 5 Cấu tạo liên kết dầm ngang với dàn chủ
7.9.2. Xác định loại thép và các tính chất cơ lý của thép
Nếu khơng có đủ các tài liệu đáng tin cậy về loại thép của các cầu cũ (thép hàn hay thép đúc) thì cần phải lấy mẫu từ các bộ phận khác nhau của kết cấu nhịp (các thanh biên, các thanh chéo, các thanh đứng, các dầm dọc, các dầm ngang, hệ liên kết) và theo dạng thực tế của vết lấy mẫu mà xác định loại của kim loại đã dùng. Nếu kim loại ở vết lấy mẫu có cấu trúc hạt nhỏ sáng thì đó là thép đúc, nếu cấu trúc thành lớp màu sáng thì đó là thép hàn.
Loại kim loại của gối cầu (gang hay thép đúc) đối với các bộ phận khác nhau của gối (con quay, chốt, con lăn, thớt gối) cũng được phát hiện theo đặc điểm của vết lấy mẫu. Vết của gang có cấu trúc hạt to, màu xám.
Nếu cần xác định vật liệu đinh tán thì nên chặt vài đinh riêng lẻ (khơng q một đinh trong một nhánh của nút) rồi thay ngang vào bằng bu lông cường độ cao.
Trong trường hợp cịn nghi ngờ thì loại thép phải được xác định qua việc thử nghiệm trong phịng thí nghiệm.
Nếu kết cấu nhịp đã từng được tăng cường, khôi phục hoặc thay thế một số bộ phận riêng lẻ (ví dụ phần xe chạy) thì các mẫu để xác định loại kim loại cần phải lấy cả từ những bộ phận đã được tăng cường, khơi phục hoặc thay thế đó (khi khơng có các tài liệu nói về kim loại đã dùng)
Trong các kết cấu nhịp thì mẫu để xác định loại kim loại cần phải được lấy ra từ mỗi kết cấu nhịp. Trong trường hợp khi cần biết rõ về kim loại, và cả về chất lượng thì nên điều trị tỷ mỉ hơn: xác định các tính chất cơ học trong phịng thí nghiệm (giới hạn cường độ, giới hạn chảy, độ dãn dài tương đối, độ dai va chạm) thành phần hóa học (trong thép than cần biết hàm lượng cacbon, silic, phốt pho, lưu huỳnh; trong thép hợp kim thấp còn cần biết thêm các chất pha thêm chính) và cấu trúc trên các mẫu lấy ra từ các bộ phận riêng rẽ của mỗi kết cấu nhịp.
Để chọn hợp lý vị trí lấy mẫu và số lượng mẫu sẽ lấy, cần phải căn cứ vào việc xác định sơ bộ độ cứng kim loại của các bộ phận khác nhau của kết cấu nhịp.
Muốn vậy có thể dùng thiết bị xách tay của Brinel hay Poldi.
Nếu việc lấy mẫu làm giảm yếu kết cấu thì cần phải tìm biện pháp bù đắp bằng các bản táp phủ. Các góc của chỗ bị cắt khoét lấy mẫu phải được khoan trước bằng các lỗ khoan đường kính bằng 14- 20mm.
Kích thước mẫu, số lượng mẫu, phương pháp thí nghiệm và xử lý kết quả thí nghiệm do cơ quan tiến hành thí nghiệm nêu trong đề cương thí nghiệm và được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
7.9.3. Thử nghiệm kết cấu nhịp
Khi xác định năng lực chịu tải của kết cấu nhịp có thể tiến hành thử cầu nếu cần biết chính xác trạng thái ứng suất thực tế của kết cấu dưới tác động của tải trọng, khi có các hư hỏng và khuyết tật mà ảnh hưởng của chúng đến năng lực chịu tải khó mà xét được bằng lý thuyết.
Thử nghiệm cầu được làm dưới tác động của tải trọng thường xuyên qua cầu (tải trọng nặng nhất), đứng yên trên nhịp hoặc chạy qua nhịp. Các trị số ứng suất và độ võng đo được sẽ được so sánh với các trị số lý thuyết tương ứng cũng do tải trọng thử cầu gây ra. Các hệ số kết cấu cũng cần được xác định để quyết định chế độ khai thác kết cấu nhịp.