- Lấy k =0,95 đối với tải trọng thẳng đứng do đoàn tàu;
8. Kết cấu dầm bê tông cốt thép 1 Những nguyên tắc chung
8.1.4. Nguyên lý về phương pháp kiểm tốn năng lực chịu tải dầm bê tơng cốt thép cũ
- Các số liệu ban đầu dùng để tính tốn như kích thước hình học của mặt cắt, khẩu độ tính tốn, mác bê tơng, cường độ cốt thép, ảnh hưởng của gỉ mòn, các hư hỏng v.v... cần phải được điều tra, đo đạc với độ chính xác đáng tin cậy.
- Chọn phương pháp so sánh ứng suất kết cấu và ứng suất cho phép của vật liệu khi tính tốn kiểm tra kết cấu dầm bê tơng cốt thép theo tải trọng khai thác.
- Khi cần xét tới tải trọng lớn nhất có thể qua cầu thì phải tính tốn thêm theo trạng thái giới hạn cực hạn. Trường hợp này, xét mặt cắt làm việc đến giai đoạn phá hoại chịu được một tải trọng tính tốn, trong đó có xét đến hệ số vượt tải, hệ số xung kích. Tải trọng tính tốn nêu trên được quy ra theo tải trọng rải đều tương đương nêu trong Phụ lục A và J của Tài liệu này. Đồng thời phải tính đẳng cấp hoạt tải dầm cầu bê tông cốt thép. Đẳng cấp dầm cầu sẽ được xác định theo các công thức nêu trong Phụ lục R của tiêu chuẩn này.
- Kiểm toán về mỏi được thực hiện cho cả hai trường hợp tính tốn kết cấu theo tải trọng khai thác và tính tốn kết cấu theo trạng thái giới hạn cực hạn. Kiểm toán về mỏi chủ yếu với phần bê tông chịu
nén, cốt thép chịu kéo. Trường hợp có vết nứt xiên ở đầu dầm và vết nứt ngang tiếp giáp giữa bản và sườn dầm > 0,2 mm cần kiểm toán về mỏi đối với cốt thép đai và cốt thép xiên đi qua chỗ vết nứt rộng nhất.
- Ngồi các hạng mục tính tốn trên, khi tính tốn kiểm định dầm bê tơng cốt thép cũ, cần xét đến sự phát triển về vết nứt do chịu lực về chiều dài, chiều sâu và chủ yếu về độ mở rộng, kể cả những mảng bê tơng bị tróc vỏ. Độ võng do hoạt tải của dầm bê tơng cốt thép cũ khơng cần tính tốn, cần đo độ võng do hoạt tải từng phiến dầm để so sánh độ võng cho phép được quy định trong tiêu chuẩn này.