.3.2.5 .5 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
2.5 Đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay trung
2.5.2 Những mặt hạn chế:
Về phương pháp thẩm định dự án: tuy có nhiều phương pháp thẩm
định, nhưng phần thẩm định tài chính dự án đầu tư CBTĐ chỉ áp dụng một vài phương pháp chủ yếu là phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh chỉ tiêu. Thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các phương pháp, ảnh hưởng đến chất lượng dự án - Phương pháp phân tích độ nhạy chỉ mới dừng ở phân tích độ nhạy một
chiều, phân tích rủi ro thơng qua phân tích độ nhạy cịn kém. Khi tiến hành phân tích độ nhạy, CBTĐ mới chỉ tính đến một số yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng như giá bán, chi phí dự án...mà chưa tính đến một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự án như thuế thu nhập doanh nghiệp, nhu cầu sản phẩm...
- Phương pháp dự báo được sử dụng trong phân tích thị trường để từ đó làm cơ sở cho phân tích doanh thu, chi phí, thị trường. Nhưng đến nay việc thực hiện phương pháp này cịn rất sơ sài, hình thức và chủ yếu dựa trên các thơng tin khách hàng cung cấp mà nguyên nhân do sự yếu kém
- Phương pháp quán triệt rủi ro mặc dù được đánh giá là rất quan trọng, cần thiết nhưng hầu như không được áp dụng tại BIDV Quang Trung. Việc sử dụng phương pháp này thường chỉ dừng ở mức định tính. Nguyên nhân: bản thân phương pháp này đã rất phức tạp, hơn nữa những rủi ro thường xuyên xảy đến với dự án đầu tư thường liên quan đến sự thay đổi chính sách của chính phủ, thiên tai, biến động của thị trường vĩ mơ...nên rất khó để định lượng rủi ro. Vì vậy việc phân loại rủi ro cịn thiếu chính xác, và mang tính chất tương đối.
Về trình tự thẩm định tài chính: CBTĐ thực hiện chặt chẽ quy trình
thẩm định dự án, tuy nhiên trong một số trường hợp CBTĐ khơng thực hiện đúng quy trình thẩm định của ngân hàng, CBTĐ tốn nhiều công sức, thời gian nhưng không đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhân: do có những dự án mang tính đặc thù riêng, quy trình thẩm định dự án của ngân hàng chỉ là quy trình chung, chưa cụ thể theo từng loại dự án. Vậy nên CBTĐ cần phải linh hoạt trong việc thẩm định từng dự án riêng biệt.
- Việc phân cấp, phân quyền trong thẩm định dự án có nhiều ưu điểm như chuyên mơn hóa cơng việc. Nhưng việc phân cấp, phân quyền khơng rõ ràng lại làm gián đoạn và trậm trễ thời gian thực hiện thẩm định dự án. CBTĐ nhiều khi phải làm nhiều công việc như thẩm định, quản lý và kiểm tra sau khi thẩm định. Nhưng thông tin khách hàng lại không được tiếp xúc trực tiếp mà phải qua phịng tín dụng. Điều này nhiều khi gây cản trở và bất tiện. Vì vậy việc thẩm định có thể thiếu chính xác và mất nhiều thời gian.
- Một hạn chế nữa là nhiều thủ tục trong quá trình thẩm định rườm rà, ảnh hưởng tới thời gian thẩm định. Ví dụ như tỉ suất chiết khấu của dự án có thể tiến hành thẩm định ngay từ bước xác định cơ cấu nguồn vốn, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính có thể tiến hành ngay từ bước thẩm định dòng tiền.
Về nội dung thẩm định: nội dung thẩm định dự án đầu tư tại ngân
hàng tuy đã được quy định cụ thể, chi tiết, và đầy đủ. Tuy nhiên, đứng trên góc độ ngân hàng định giá tài sản đảm bảo thế chấp chỉ dựa trên giá nhà nước quy định, giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bởi nếu khách hàng khơng có khả năng thanh tốn thì ngân hàng buộc phải niêm phong và bán đấu giá tài sản thế chấp của khách hàng. Nên giá ngân hàng thẩm định thấp hơn nhiều so với giá thị trường, không phản ánh được giá trị thực của tài sản.
- Mục đích thẩm định của ngân hàng khác với doanh nghiệp định giá tài sản. Mục đích ngân hàng thẩm định tài sản thế chấp sẽ là giá thấp để có lợi cho ngân hàng khi bán đấu giá dễ dàng, và thẩm định khách hàng xem họ có đủ khả năng thanh tốn hay khơng. Cịn ở các doanh nghiệp định giá thì họ thẩm định theo yêu cầu của khách hàng, sử dụng nhiều phương pháp định giá phù hợp để tìm ra giá trị thực, giá thị trường của tài sản.
- Việc thẩm định dịng tiền hàng năm cịn chưa chính xác, mang tính chất tương đối. Ngun nhân vì: khi thẩm định dịng tiền, CBTĐ dựa trên doanh thu và chi phí hàng năm. Nhưng doanh thu, chi phí hàng năm có thể biến đổi, phụ thuộc vào tình hình thị trường, cơng suất máy móc thiết bị, tình hình biến động thị trường, nhứng yếu tố này được tính theo phương pháp dự báo, phương pháp này khơng được thực hiện tốt thì kết quả thẩm định sẽ khơng được chính xác.
- Tỉ suất chiết khấu chưa được xác định chính xác. Nguyên nhân: bản thân chỉ tiêu này vốn đã rất khó xác định và chịu ảnh hưởng nhiều của các biến động kinh tế trong nước và quốc tế nên việc xác định chính xác là rất khó.
Về cơ sở vật chất và hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định: cơ sở vật chất tuy đã được cải thiện và hiện đại hóa nhưng vẫn thiếu, chưa hồn tồn đáp ứng được u cầu cơng việc. Cụ thể là cải tiến phần mềm phục vụ công tác thẩm định không theo kịp tốc độ công nghệ thông tin, thiếu phần mềm phục vụ công tác thẩm định tài chính. Nhiều thiết bị, máy móc đã được đầu tư mua sắm từ lâu, giờ đã lạc hậu. Hệ thống thông tin tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Về đội ngũ cán bộ thẩm định: tuy đều là những người có trình độ từ cử nhân trở lên, nhưng lại không hẳn là giỏi nghiệp vụ hay chuyên sâu về ngành thẩm định. Có thể từ các trường đại học như: kinh tế quốc dân, ngoại thương, học viện tài chính, học viện ngân hàng... nhưng lại học các khoa và chuyên ngành khác nhau, vẫn làm ở bộ phận CBTĐ. Có một số vẫn làm chưa hẳn đúng chun mơn của mình, vẫn phải đào tạo lại, và học các khóa huấn luyện để trau dồi thêm kiến thức nghiệp vụ. Những cán bộ trẻ có kiến thức, có nhiệt huyết nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế nên cũng gặp nhiều khó khăn khi làm cơng tác thẩm định.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRUNG – DÀI HẠN TẠI BIDV QUANG TRUNG GIAI ĐOẠN
2012-2015