Chương I : Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư tại NHTM
2.2 Một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng BIDV Chi nhánh Quang
2.2.2 Cung cấp tín dụng
Kết quả huy động vốn tốt là tiền đề để chi nhánh tiến hành hoạt động cho vay
và đầu tư vốn. Với số vốn huy động được, chi nhánh BIDV Quang Trung có thể đáp ứng được mọi nhu cầu vốn vay cho đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Việc sử dụng vốn vay và đầu tư vốn được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2: Số liệu hoạt động cho vay tại BIDV Quang Trung
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền %TT Số tiền %TT Số tiền %TT
Tín dụng 2.820 3.406 20,78 3.590 5,4 4.329 20,58
1.Cho vay ngắn hạn
1.108 1.263 14 1.508 19,4 1.820 20,7
2.Cho vay trung và dài hạn TM
1.536 1.895 23,37 1.762 -7 2.075 17,76
3.Cho vay đồng tài trợ
176 248 40,9 320 29,03 434 35,62
( Nguồn báo cáo: báo cáo tổng kết năm của BIDV Quang Trung)
Tổng dư nợ trong hoạt động cho vat tại BIDV Quang Trung qua các năm nhìn chung khơng có sự biến động lớn. Năm 2008 tổng dư nợ cho vay là 2.820 tỉ đồng. Năm 2009 đạt 3.406 tỉ đồng tăng 20,78% so với năm 2008. Năm 2011 đạt 4.329 tỉ đồng, tăng 20,58% so với năm 2010.Nguyên nhân của sự ổn định trên là do BIDV Quang Trung có một nền tảng khách hàng uy tín à quan hệ tín dụng tốt. Do vậy mức dư nợ tín dụng ln có sự tăng trưởng và ổn định qua các năm.
Cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 1.108 tỉ đồng. Năm 2009 đạt 1.263 tỉ đồng, tăng 14% so với năm 2008. Năm 2011 đạt 1.820 tỉ đồng, tăng 20,7% so với năm 2010. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua các năm đảm bảo hơn sự phù hợp về kì hạn giữa nguồn huy động (chủ yếu là ngắn hạn từ dân cư và các
tổ chức kinh tế) với kì hạn của các khoản cho vay. Từ đó ngân hàng được bảo đảm an toàn rủi ro về kỳ hạn. Đây cũng là chủ trương , đường lối của BIDV. Cho vay trung và dài hạn thương mại ( TDH TM) năm 2008 đạt 1.536 tỉ đồng. Năm 2009 đạt 1.895 tỉ đồng tăng 23,37% so với năm 2008. Năm 2011 đạt 2.075 tỉ đồng, tăng 17,76% so với năm 2010. Nhìn chung xu hướng cho vay thương mại ngày càng tăng. Hoạt động cho vay trung và dài hạn đòi hỏi ngân hàng cần sự thẩm định và xét duyệt kĩ lưỡng trước khi cho vay, trong khi lại mang nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn. Nhưng nhu cầu vay vốn dài hạn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay là hoàn toàn hợp lý.
Cho vay hợp đồng tài trợ nhìn chung có xu hướng tăng, nhưng khơng cao. Năm 2011 cho vay hợp đồng tài trợ đạt 434 tỉ đồng, tăng 35,62% so với năm 2010. Cho vay tài trợ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cho hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng. Điều này khá là hợp lý.