Phương pháp phân tích độ nhạy:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn tại ngân hàng BIDV quang trung (Trang 27 - 29)

Chương I : Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư tại NHTM

1.3 Thẩm định tín dụng trung và dài hạn trong hoạt động cho vay tạ

1.3.2.3 Phương pháp phân tích độ nhạy:

Đây là một phương pháp cơ bản dùng trong khâu phân tích rủi ro của dự án của BIDV Quang Trung. Phương pháp này được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Các chỉ tiêu tài chính của dự án ( thu nhập thuần, tỉ suất hoàn vốn nội bộ, lợi nhuận,...) thường được xem xét trong các giả định thị trường tĩnh, các yếu tố không đổi. Nhưng trên thực tế, các yếu tố tác động lên các chỉ tiêu này ln thay đổi: ví dụ như khi giá cả nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm dự án tăng lên dẫn đến chi phí tăng hoặc giá bán sản phẩm giảm dẫn tới doanh thu giảm đều ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR, thời gian hồn vốn. Phân tích độ nhạy giúp ngân hàng giả

định các trường hợp xấu nhất, tốt nhất có thể xảy ra và từ đó xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan, đánh giá được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Bằng phương pháp này, ngân hàng có thể chọn ra những dự án đạt được kết quả tốt ngay cả khi có nhiều bất trắc xảy ra, tức là những dự án có độ an tồn cao để cho vay vốn. Ngược lại, những dự án có mức độ rủi ro cao ngân hàng sẽ xem xét thật kĩ giải pháp để quyết định cho vay hay thậm chí là từ chối dự án.

Đây là phương pháp phức tạp, địi hỏi tính xác cao nhưng nó lại mang tính dự báo và có tác dụng rất hữu hiệu trong việc đảm bảo độ an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng.

1.3.2.4 Phương pháp quán triệt rủi ro:

Phương pháp quán triệt rủi ro là một phương pháp hết sức cần thiết trong thẩm định tài chính dự án. Bởi vì nguồn vốn đầu tư cho 1 dự án thường rất lớn, dự án đầu tư thường tồn tại trong một thời gian dài, từ khi chuẩn bị đến khi vận hành. Trong quá trình này dự án phải chịu rất nhiều tác động từ môi trường, nền kinh tế,...và cả sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô cũng như vi mơ. Tất cả những thay đổi này đều có thể tác động đến hiệu quả tài chính và ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của dự án. Vì vậy việc dự đốn những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án là rất cần thiết để có thể nhận diện, đánh giá hậu quả mà những rủi ro này gây ra và tìm biện pháp khắc phục. Các rủi ro có thể phát sinh ở bất cứ giai đoạn nào của dự án ( rủi ro chậm tiến độ thi cơng – có thể khắc phục bằng việc kiểm tra kế hoạch đấu thầu, quản lý tiến độ thi công, rủi ro vượt mức đầu tư – khắc phục bằng cách kiểm tra hợp đồng giá...), ở giai đoạn dự án đi vào hoạt động ( rủi ro về các yếu tố đầu vào không đầy đủ - kiểm tra các hợp đồng cung cấp không dài hạn, rủi ro về quản lý điều hành –

khắc phục bằng cách kiểm tra trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ thực hiện dự án...). BIDV đã có quy định về mức thang điểm đánh giá rủi ro và xếp hạng tín dụng đối với dự án, tuy nhiên việc định lượng chính xác các rủi ro xảy ra là rất khó khăn do tính chất bất định và phức tạp của chúng.

Một số loại rủi ro bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng. Trong thực tế, biện pháp phân tán rủi ro quen thuộc nhất là bảo lãnh của ngân hàng, bảo lãnh của doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và uy tín, thế chấp tài sản. Để tránh tình trạng thế chấp tài sản nhiều lần khi vay vốn nên thành lập Cơ quan đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn tại ngân hàng BIDV quang trung (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)