Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu THI PHÁP VHDG (Trang 130 - 132)

I PHÂN LOẠ CA DAO

1. Thời gian nghệ thuật

a) Trong ca dao, tác giả với tư cách là một cá nhân - cá thể, là một cái tơi trữ tình riêng biệt, tách biệt với cộng đồng khơng được biểu lộ ra. Chính đĩ là điều tạo ra sắc điệu trữ tình độc đáo của ca dao so với thơ trữ tình bác học. Tính độc đáo ấy cũng thể hiện cả ở cách xử lí thời gian của ca dao.

b) Như trên đã nĩi, trong những cuộc hát, ca dao được cất lên. Tác giả bài ca hồn tồn vắng mặt, trong thời diểm hiên tại của cuộc hát, ca dao dược cất lên từ cửa miệng những người khác, ca dao được cả người diên xướng lẫn người thường thức (chính người này, đến lượt mình hát sẽ lại thành người diễn xướng) như thể là đang diễn dạt những cảm xúc - tâm lí này sinh từ chính trái tim mình ờ vào khoảnh khắc đương thời đang tiếp diễn. Rút cục, trong ca dao, thời gian cùa tác giả và thời gian cùa người diên xướng, và cà thời gian cùa người thường thức hịa lẫn làm một. Thời gian đĩ luơn luơn là thời gian hiện tại (Điểu này thật khác với thời gian trong truyện cổ tích luơn luơn Là thời gian quá khứ phièm định, với thời gian trong truyẻn thuyết luơn luơn là thời gian quá khứ xác định).

c) Ca dao sừ dụng hàng loạt cụm từ để chỉ thời gian : “bây .giờ”, “hơm nay”, “chiều chiều”, “đêm đêm”, “hơm qua”, “đêm qua”, “sáng ngày”, “khi xưa”... Nĩi chung thời gian nghệ thuật trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan, lại vừa là thời gian của sự tưởng tượng, hư cấu mang tính chủ quan của nhân vật trữ tình.

Khi thời gian thuộc về đối tượng phản ánh thì đĩ là thời gian thực tại được ca dao tái hiện lại. Ví dụ như cách tính thời gian trong những “bài ca nơng lịch”:

Tháng chạp là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà ...

Ở đây chu kì thời vụ được tính bằng tháng. Bài ca cho thấy tính chất dổn dập của cơng việc nhà nơng hết tháng này sang tháng khác trong năm, đổng thời cũng hé lộ tính lặp lại đều đêu của thứ “nơng lịch” ấy từ năm này sang năm khác. Qua đĩ, bài ca diễn đạt, một cách nghệ thuật, tính cách kiên nhẫn, bền bỉ, sự chịu đựng khơng biết mệt mỏi của người làm ruộng.

Nhưng khi cần diễn đạt một sự dồn dập với tốc độ nhanh hơn, địi hỏi một cường độ làm việc căng hơn, đơn vị thời gian sẽ khơng cịn là tháng nữa, mà là ngày :

Một ngày hai hận trèo non, Lấy gì mà đẹp mà giịn hỡi anh.

Thậm chí, đơn vị thời gian cịn ngắn hơn cả ngày :

Thán anh khĩ nhọc trăm phần, Sớm đi ruộng lúa, tối nằm ruộng dưa.

Vội đi quên cả cơm trưa, Vội về quên cà trời mưa ướt đầu.

Khi thời gian chì là một yếu tơ' gĩp phẩn tạo nên hồn cảnh, là một phương tiện nghệ thuật được mượn đến đổ làm phát lộ cảm xúc - tâm lí của nhân vật trữ tình thì thời gian hồn tồn do chủ quan của nhân vật tường tượng, hư cấu mà nên. Vé cách sử dụng thời gian nghê thuật như thê' này, Trán Thị An đã đưa những ví dụ thú vị :

Tìm em đã tám hỏm nay, Hơm qua là tám, hơm nay là mười.

“Những con sơ' này rõ ràng là rất cụ thể, song đặt trong tương quan cả câu lại cĩ thể khơng chính xác. Ở câu trên, tương quan giữa ba con sơ' thời gian là một tương quan thiếu lơgic. Tại sao đã “tám hơm nay” rồi lại cịn cộng thêm “hơm qua” và “hơm nay” lần nữa ? Việc thiếu lơgic ở đây chỉ cĩ thể giải thích bằng lơgic tâm trạng : sự bồn chổn của người đang yêu. Như vậy, thời gian ở đây chỉ là cái cớ, con sơ' dù cụ thể song khơng nhất thiết phải chính xác”(1).

(1) Trẩn Thị An. Vé một phươnịỊ diện niihệ thuật của ca dao tình véu, Tạp chí

Văn học, sĩ 6 — 1990.

Trong những trường hợp như thế, thời gian thường mang tính tượng trưng, ước lệ để cĩ thể dùng chung (do chỗ nĩ phù hợp chung) cho nhiều người, ở nhiều địa điểm và thời điểm khác nhau. Chẳng hạn :

Chiều chiều rơ (ỉứng hờao, - Trơng cá, cá lặn, trơng sao, sao mờ.

Với câu trên, chẳng ai lại bắt bẻ tại sao “chiều chiều” lại cĩ thể trơng thấy sao được ? Tất nhiên, cĩ khi người hát mở đầu bằng “đêm qua” - nghe cĩ vẻ hợp lí hơn. Nhưng thực ra ở đây ca dao khơng nhằm bảo đảm “cái lí thơng thường” mà chỉ cốt biểu đạt “cái lí của lịng người”, “cái lơgic của tâm trạng”. Và như vậy cũng là bảo đảm “cái lí của nghệ thuật”. Chính vì thời gian ở đây chỉ là ước lệ nên cĩ thể thay thê' “chiểu chiều” bằng “đêm qua” và ngược lại, tùy người hát và thời điểm hát, cốt sao đảm bảo thể hiện được cảm xúe trữ tình trong câu (bài) hát, tạo sự cảm thơng, gần gũi giữa những người đang tham gia cuộc hát trong hiên tại.

Một phần của tài liệu THI PHÁP VHDG (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)