- (Võ Quảng)
1. Phân tích yêu cầu cần đạt
- VB 3 kết nối với hai VB đọc chính ở mạch chủ đề Bầu trời tuổi thơ. Đọc hiểu bài thơ Ngàn sao lảm
việc, HS sẽ cám nhặn được vẻ đẹp của khung cảnh êm đềm và nhịp sống bình yên nơi đồng quê, của vũ trụ bao
la mà vẫn gần gũi, ihần thuộc, vui nhộn. Bài thơ sẽ góp phần giúp các em hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ, trí tưởng tượng và tình u thiên nhiên.
- Bài thơ Ngàn sao làm việc cũng là ngữ liệu để HS luyện tập các kĩ năng đọc hiểu VB thơ đã được hình thành từ các lớp trước.
2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học
- Hoạt động iím Khởi động
- Bài thơ là VB đọc kết nối về chủ đề nên SHS khơng thiết kế hoạt động khởi động. GV có thể cho HS khởi động bằng việc chia sẻ trải nghiệm của mình: một vẻ đẹp của bầu trời trong buổi hồng hơn, trong đêm hoặc một cảnh đẹp đồng quê mà các em yêu thích.
- Hoạt động Đọc văn bản
- GV yêu cầu HS đọc VB trước khi đến lớp, khuyến khích học thuộc lịng bài thơ.
- Hoạt động Khám phá văn bản
- GV cho HS tự đọc mục giới thiệu về nhà thơ Võ Quảng. GV có thể cho HS chia sẻ cảm nhận, ấn tượng về một tác phẩm của Võ Quảng đã học ở Tiểu học hoặc tự đọc; hoặc gợi ý các em xác định đề tài, tìm bố cục của bài thơ.
- Khi thiết kế hoạt động dạy - học, GV cần bám sát mục tiêu của hệ thống cầu hỏi sau khi đọc. - Câu hỏi 1
- GV hướng dẫn HS tìm các chi tiết để nhận biết thời gian, khơng gian: bóng chiều, đồng quê đang xanh
thảm, trở tối mò, trời yên tĩnh, ngàn sao,... Từ những chi tiết đó, HS xác định được khơng gian và thời gian:
cánh đồng quê vào buổi chiều thanh bình và yên tĩnh.
- Tuỳ đối tượng HS, GV có thể mở rộng cầu hỏi để các em nắm bắt được nghệ thuật tả cảnh, sức gợi hình của từ ngữ.
- Câu hỏi 2
- Cầu hỏi số 2 giúp HS bước đầu nhận biết được nhân vật trữ tình trong bài thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai khổ tho đầu. GV hướng dẫn HS dựa vào một số chi tiết, hình ảnh (Trâu tơi đã ăn no; Trâu tôi đi đủng đỉnh/ Như bước giữa ngàn sao...) để tìm cầu tra lời; có thể sử dụng cầu hỏi gợi ý: Nhân vật “tơi" đang làm gì? Cơng việc ấy thường là của người lớn hay trẻ em? Nhân vật “tơi" có tâm trạng vui, có cảm giác thư thái, bình yên hay buồn bã, vội vảng, lo lắng?.
- Gợi ý câu trả lời: Nhân vật “tôi” là một bạn nhỏ sống ở làng quê. Tâm trạng của nhân vật “tôi” vui tươi, hạnh phúc (dắt trâu về nhà trong khung cảnh êm đềm, thơ mộng của đổng quê: bóng chiều toả, trời trở tối, người và trâu đi giữa trời đêm như bước giữa ngàn sao...).
- Câu hỏi 3
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ bài thơ, tìm và phần tích một số chi tiết tiêu biểu để nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm: dải Ngân Hà; các chịm sao Thần Nịng, Đại Hùng; sao Hơm;...
- Gợi ý cầu trả lời: Ân tượng chung về bầu trời đêm: khung cảnh rộng lớn, mênh mơng và khơng khí tươi vui, rộn rã. Ngàn sao toả sáng, những chòm sao hiện lên sống động như những con người đang mải miết, cần mẫn, hăng say trong công việc lao động thường ngày,...
- Câu hỏi 4
- Cầu hỏi 4 kết hợp các yêu cầu nhận biết, phân tích, giúp HS nắm bắt được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ qua bốn khổ thơ cuối. GV hướng dẫn HS vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ so sánh, sử dụng chiến lược hình dung và phân tích để thực hiện các u cầu trên. GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm, dùng phiếu học tập với một số cầu hỏi gợi ý.
a. Những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng: - Dải Ngân Hà như một dịng sơng.
- Chịm sao Thần Nơng như chiếc vó bằng vàng. - Những sao dọc ngang như tôm cua bơi lội. - Sao Hôm như đuốc đèn soi cá.
- Chòm sao Đại Hùng như chiếc gàu tát nước.
5 4
b. Nét chung của các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ là: hầu hết các chòm sao đều được so sánh với những vật dụng lao động của người nơng dân (chiếc vó, chiếc nơm, đc đèn soi cá, chiếc gàu,...). Vì vậy, hình ảnh bầu trời đêm gợi liên tưởng đến khung cảnh lao động của người nông dân: rất quen thuộc, gần gũi, sống động, nhộn nhịp, tư vui. Lối so sánh độc đáo khơng chỉ khiến cảnh vật hiện lên rất sinh động mà còn thể hiện được vẻ đẹp tầm hổn của nhân vật “tôi”: rộng mở, giao hoà với thiên nhiên, với vũ trụ.
c. HS tự do lựa chọn chi tiết mà các em yêu thích (trong một cầu thơ hoặc khổ thơ); GV khuyến khích HS thể hiện cảm nhận riêng. Đoạn thơ có nhiều chi tiết miêu tả rất đặc sắc, gợi những liên tưởng ihú vị; thể hiện trí tưởng tượng phong phú và cái nhìn vui tươi, hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.
- VI ÉT