Những vướng mắc, bất cập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 60 - 67)

Thứ nhất, hiện nay, chúng ta chưa có khái niệm thống nhất về TG, TBVTP nên trong ngành Kiểm sát, giữa VKS với CQĐT có nhận thức, cách

hiểu, cách làm khác nhau về tiếp nhận giải quyết, kiểm sát giải quyết TG, TBVTP. Theo quy định của pháp luật, ranh giới giữa TG, TBVTP với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chưa rõ, bởi đều có đối tượng là vi phạm pháp luật và phân biệt chủ yếu dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi quy định trong BLHS. Tuy nhiên, xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đến mức độ nào là tội phạm rất khó khăn. Thực tiễn, khi phát hiện một vi phạm pháp luật, người dân có thể tố cáo đến cơ quan tổ chức để giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hoặc cơng dân có thể tố giác, cơ quan, tổ chức có thể báo tin theo quy định của BLTTHS. Do đó, dẫn đến việc CQĐT tiếp nhận thụ lý và giải quyết TG, TBVTP khơng đầy đủ và thiếu chính xác trong thống kê tội phạm, trong đánh giá tình hình, xu hướng vận động của tội phạm.

Thứ hai, BTTHS năm 2003 chưa quy định việc CQĐT phải thụ lý đầy

đủ TG, TBVTP nhận được từ tất cả các nguồn thông tin; chưa quy định rõ cơ chế, trách nhiệm của CQĐT thông báo việc tiếp nhận, thụ lý TG, TBVTP cho VKS dẫn đến việc quản lý, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP chưa đầy đủ, kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay, các quy định của pháp luật chưa tạo được một cơ chế cung cấp TG, TBVTP chặt chẽ, hữu hiệu giữa CQĐT Bộ Công an, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở cấp Trung ương với VKSND tối cao nên đã gây khó khăn trong theo dõi, quản lý TG, TBVTP, làm cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu sự kiện pháp lý để thực hiện việc giải quyết TG, TBVTP.

Trong thực tiễn VKS các cấp còn lúng túng trong việc áp dụng biện pháp pháp lý để kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP. Có ý kiến cho rằng, VKS phải chủ động tìm mọi biện pháp để nắm tồn bộ TG, TBVTP xảy ra trên địa bàn. Ý kiến khác lại cho rằng, pháp luật chỉ quy định VKS có nhiệm vụ tiếp nhận TG, TBVTP và chuyển đến CQĐT giải quyết và gửi kết quả giải quyết cho VKS theo quy định tại Điều 103 BLTTHS năm 2003; ngồi ra, VKS khơng có trách nhiệm và cũng khơng có quyền tổ chức việc

đến các cơ quan khác để nắm TG, TBVTP hoặc yêu cầu họ cung cấp thông tin trước khi vụ án được khởi tố vì Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thể về vấn đề này. Do VKS khơng có đủ quyền năng và điều kiện nắm đầy đủ, chính xác các TG, TBVTP cũng như kết quả giải quyết TG, TBVTP nên chưa tạo điều kiện cho kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đạt hiệu quả cao; nhiệm vụ chống bỏ lọt tội phạm, hạn chế oan sai của VKS hiệu quả còn hạn chế.

Thứ ba, tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 của Luật tổ chức Viện kiểm sát

nhân dân, quy định khi THQCT & KSĐT các vụ án hình sự, VKS phải bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Thực tiễn, để VKS thực hiện tốt nhiệm vụ này, nhiệm vụ đầu tiên VKS phải làm tốt là kiểm sát được hoạt động tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của các cơ quan có thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Mặc dù Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS năm 2003 quy định VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT, nhưng chưa quy định các quyền năng pháp lý cụ thể và cần thiết để đảm bảo cho VKS việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này; chưa quy định những biện pháp cụ thể mà VKS được áp dụng nhằm phát hiện vi phạm và yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm trong việc tiếp nhận, thụ lý TG, TBVTP, như: quyền yêu cầu xác minh, thu thập tài liệu hoặc quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động xác minh để là rõ dấu hiệu tội phạm; chưa quy định rõ nghĩa vụ của CQĐT trong việc cung cấp tài liệu xác minh, chuyển hồ sơ để VKS kiểm sát giải quyết TG, TBVTP. Tại Điều 37 BLTTHS năm 2003 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên, chỉ quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự (những vụ án đã được khởi tố). Thực tế trong nhiều trường hợp, mặc dù yêu cầu của VKS có căn cứ nhưng trái quan điểm với CQĐT nên CQĐT khơng tích cực thu thập tài liệu,

xác minh TG, TBVTP. Do pháp luật tố tụng hình sự khơng quy định VKS có quyền trực tiếp thu thập tài liệu, xác minh trong những trường hợp tương tự trên nên thực tiễn có nhiều TG, TBVTP khơng được giải quyết triệt để, chính xác và kịp thời.

Để đảm bảo việc chống bỏ lọt tội phạm, luật tố tụng hình sự của một số nước tiên tiến trên thế giới quy định rất cụ thể về thẩm quyền của VKS, cũng như trách nhiệm của CQĐT và cơ quan khác trong việc giải quyết TG, TBVTP. Điều 160, 161 BLTTHS của Cộng hòa liên bang Đức, quy định cơ quan Cơng tố có thể u cầu thơng tin từ tất cả các cơ quan Nhà nước và thực hiện tất cả các hoạt động điều tra trực tiếp hoặc thơng qua cơ quan có thẩm quyền và nhân viên lực lượng cảnh sát. Cấp có thẩm quyền và nhân viên cảnh sát có nghĩa vụ tuân thủ những yêu cầu, mệnh lệnh công tố; Điều 75 và Điều 78 BLTTHS của Cộng hịa Pháp, quy định Cơng tố viên quyết định, chỉ đạo cảnh sát trong việc giải quyết TG, TBVTP. Điều 241 và Điều 242 BLTTHS của Nhật Bản, quy định sau khi nhận TG, TBVTP, nhân viên cảnh sát phải gửi ngay các tài liệu và chứng cứ kèm theo cho Công tố viên. Điều 87 BLTTHS của Trung Quốc quy định, VKS có quyền u cầu CQĐT giải trình lý do khơng khởi tố, yêu cầu khởi tố vụ án và CQĐT phải thực hiện khởi tố khi VKS yêu cầu.

Thứ tư, tại Điều 103 BLTTHS năm 2003 quy định chỉ CQĐT mới có

thẩm quyền giải quyết TG, TBVTP nhằm bảo đảm việc tập trung, thống nhất, kịp thời, gắn liền với trách nhiệm, khắc phục tình trạng chồng chéo, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, quy định này là chưa đầy đủ vì theo quy định tại Điều 104 Điều 111 BLTTHS thì ngồi CQĐT cịn một số cơ quan khác có quyền khởi tố vụ án nên cũng phải có thẩm quyền giải quyết TG, TBVTP để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

Thứ năm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa quy định trách nhiệm

của CQĐT trong trường hợp khi kết thúc xác minh thấy khơng có dấu hiệu tội phạm thì buộc CQĐT phải ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự. Nên

thực tiễn trong một số trường hợp, khi kết thúc xác minh TG, TBVTP, mặc dù thấy có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự nhưng CQĐT khơng ra quyết định khởi tố vụ án, VKS đã yêu cầu khởi tố nhưng CQĐT không thực hiện và VKS cũng không thể ra quyết định chống bỏ lọt tội phạm trong trường hợp này (quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu CQĐT điều tra). BLTTHS năm 2003 chưa trù liệu, quy định biện pháp chống bỏ lọt tội phạm trong trường hợp này.

Thứ sau,. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định VKS tiếp nhận

TG, TBVTP, nhưng khơng có thẩm quyền xác minh, giải quyết TG, TBVTP, nhiệm vụ đó thuộc CQĐT mục đích là để tập trung, thống nhất đầu mối, tránh chồng chéo trong việc giải quyết TG, TBVTP. Tuy nhiên, thực tiễn đặt ra những trường hợp CQĐT tiếp nhận TG, TBVTP nhưng không xác minh, giải quyết hoặc xác minh, giải quyết khơng tích cực, thiếu khách quan dẫn đến khơng có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự nhưng BLTTHS năm 2003 chưa tạo điều kiện để VKS làm tốt việc thực hiện triệt để chức năng, nhiệm vụ chống bỏ lọt tội phạm trong trường hợp này. Về vấn đề này BLTTHS của một số nước quy định rất cụ thể: Điều 144 BLTTHS của Liên bang Nga quy định: Kiểm sát viên có nghĩa vụ tiếp nhận, kiểm tra thơng tin về bất kỳ tội phạm nào đã được thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện. Điều 86 BLTTHS của Trung Quốc cũng quy định: VKSND hoặc Cơ quan công an phải nhanh chóng thẩm tra các tài liệu của người báo tin, tố giác cung cấp và người phạm tội tự thú. Điều 160 BLTTHS của Cộng hòa liên bang Đức; Điều 40 BLTTHS của Cộng hòa Pháp hay Điều 242 BLTTHS của Nhật Bản đều quy định thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết TG, TBVTP thuộc về Cơ quan công tố.

Thứ bảy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa quy định các biện pháp CQĐT có thể áp dụng để giải quyết các trường hợp người tham gia tố tụng (nhân chứng, bị hại,…) thiếu ý thức hợp tác của trong quá trình CQĐT xác minh, giải quyết TG, TBVTP. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp CQĐT mời người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến để tiến hành lấy lời khai nhưng họ không đến hoặc trường hợp TG, TBVTP mà

việc khởi tố vụ án phải căn cứ vào tỉ lệ tổn hại sức khỏe, CQĐT đã tiếp nhận tin báo, nhưng người bị hại vì nhiều lý do khác nhau, chưa giám định tỷ lệ tổn hại sức khoẻ, gây khó khăn cho việc xác định căn cứ khởi tố. Một số trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, CQĐT thụ lý TG, TBVTP nhưng gần hết thời hạn giải quyết người bị hại mới có đơn yêu cầu khởi tố gây khó khăn cho việc chấp hành thời hạn giải quyết TG, TBVTP; ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu xác định dấu hiệu tội phạm, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật.

Thứ tam, thời hạn giải quyết TG, TBVTP quy định tại Điều 103

BLTTHS năm 2003 là chưa hoàn tồn phù hợp, khơng đủ thời gian để CQĐT thu thập tài liệu, xác minh thông tin để giải quyết đối với những TG, TBVTP về tham nhũng, kinh tế, về lĩnh vực xây dựng cơ bản, có yếu tố nước ngồi,… Thực tiễn, phần lớn TG, TBVTP thuộc thẩm quyền của CQĐT Bộ Công an đều phải giải quyết trong thời gian trên 2 tháng bởi những TG, TBVTP này thường rất phức tạp, khó khăn trong việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; do sự thiếu tích cực hợp tác của một số chủ thể liên quan, mặt khác do số lượng TG, TBVTP thụ lý, phải giải quyết nhiều nên chất lượng hồ sơ không cao, ảnh hưởng đến hiệu quả nghiên cứu làm rõ quan hệ pháp luật của sự kiện pháp lý trong TG, TBVTP để lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng. Để đảm bảo việc giải quyết triệt để các TG, TBVTP, không gây áp lực lên CQĐT, luật tố tụng hình sự một số nước u cầu nhanh chóng giải quyết TG, TBVTP, tuy nhiên khơng quy định thời hạn giải quyết TG, TBVTP, như: Điều 86 BLTTHS của Trung Quốc chỉ yêu cầu cơ quan thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra TG, TBVTP và Điều 160 BLTTHS của Cộng hòa liên bang Đức, quy định Cơ quan cơng tố phải xác minh ngay sau khi có thơng tin tội phạm, không quy định cụ thể thời hạn xác minh.

Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng làm xuất hiện ngày càng nhiều tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như tội phạm khủng bố, tham nhũng, buôn lậu, tội phạm về

ma túy, mua bán người, sản xuất và lưu hành tiền giả, lừa đảo quốc tế, bn lậu vũ khí,... và phần lớn thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT Bộ Cơng an. Tuy nhiên, luật tố tụng hình sự chưa quy định, hướng dẫn việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP có yếu tố nước ngồi; Hiệp định tương trợ về tư pháp chưa nhiều, phần lớn với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, một số quy định khơng cịn phù hợp,… đây cũng là những căn cứ pháp lý quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện PL của VKS trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT.

Thứ chín, theo Điều 100 BLTTHS năm 2003, quy định khi xác định

TG, TBVTP có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra; Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định việc khởi tố vụ án theo khoản 1 tại các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và Điều 171 BLHS năm 1999 thì chỉ được khởi tố khi có u cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại. Trường hợp người có quyền yêu cầu khơng u cầu khởi tố vụ án, thì khơng đủ căn cứ ra quyết định khởi tố vụ án, tuy nhiên trong trường hợp này, CQĐT cũng không thể ra quyết định khơng khởi tố vụ án vì Điều 107 BLTTHS năm 2003, quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án: không quy định căn cứ này. Như vậy, trong trường hợp này, CQĐT không ra quyết định khởi tố hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án đều vi phạm BLTTHS năm 2003. Do đó, VKS khơng có căn cứ pháp lý để lựa chọn, áp dụng xử lý trong trường hợp này.

Thứ mười, theo quy định tại khoản 1, Điều 100 và Điều 101 BLTTHS

năm 2003, thì người tố giác là “công dân”. Tuy nhiên, tại khoản 1, Điều 103, khoản 2 Điều 108 BLTTHS và khoản 1 Điều 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân lại quy định là “cá nhân”. Theo Hiến pháp, Luật quốc tịch thì cơng dân là người có quốc tịch Việt Nam, còn cá nhân được hiểu là “cá thể người”, bao gồm: người có quốc tịch Việt Nam, người nước ngồi, người khơng có quốc tịch hiện đang ở Việt Nam. Như vậy, quy định người tố giác về tội phạm là “công dân” là chưa đầy đủ, bởi người nước ngoài đang sống ở Việt Nam

cũng có quyền tố giác về tội phạm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính họ và của những người khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w