Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 67 - 68)

Hiện nay, những quy định của pháp luật về TG, TBVTP chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên chưa phát huy hết vai trị của tồn xã hội trong việc TG, TBVTP. Bảo vệ người tố giác, người làm chứng là hoạt động chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong q trình điều tra, truy tố, xét xử, nhất là đối với các vụ án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, bảo vệ người tố giác tội phạm, bảo vệ nhân chứng đang là vấn đề bức xúc hiện nay; nhiều vụ án do không triệu tập được người làm chứng, người nắm được thông tin tội phạm nhưng không thể tố giác về tội phạm hay cộng tác với các cơ quan chức năng nên gây nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chủ yếu do người tố giác tội phạm, người thân của họ bị đe dọa, trù dập, xúc phạm, xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm,… Mặc dù khoản 3 Điều 103 BLTTHS năm 2003, quy định CQĐT phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác tội phạm nhưng chưa quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục, những biện pháp mà CQĐT phải áp dụng để bảo vệ người đã tố giác tội phạm. Bảo vệ nhân chứng, người tố giác tội phạm đã được pháp luật nhiều nước trên thế giới, như Cộng hòa Italia, Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức, Australia… quy định rất cụ thể, chặt chẽ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, ở quốc gia nào có chính sách và các biện pháp bảo vệ người làm chứng tốt, thì ở đó cơng dân tích cực tố giác về tội phạm và giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nhiều hơn.

Pháp luật chưa quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với những người có cơng phát hiện, tố giác tội phạm; tích cực, trực tiếp truy bắt tội phạm mà bị trả thù, thiệt hại hại tính mạng, sức khỏe. Trước đây, pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về vấn đề này, như: Điều 12 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20-5-1981 về việc trừng trị tội hối lộ, quy định: "Những người tố giác

và giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm trừng trị tội hối lộ thì được khen và được thưởng tiền bằng 10% giá trị của hối lộ đã bị tịch thu"... Tuy nhiên, BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 chưa kế thừa được những quy định này. Vì vậy, để hồn thiện pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm Nhà nước cần sớm xây dựng quy định, biện pháp cụ thể, hữu hiệu bảo vệ những chủ thể đã TG, TBVTP, nhân chứng trong các vụ án hình sự; có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với những chủ thể TG, TBVTP, tham gia đấu tranh truy bắt tội phạm,…

Theo quy định của pháp luật nước ta, tố giác về tội phạm vừa là quyền đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Trong một số trường hợp, không tố giác về tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội khơng tố giác tội phạm (Điều 314 BLHS 1999) quy định: Nếu người nào biết rõ một trong số tội phạm quy định tại Điều 313 BLHS (gồm 67 điều luật quy định về những tội phạm này), đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì phạm tội khơng tố giác tội phạm. Tuy nhiên, Điều 314 liên quan đến 67 điều luật quy định về tội phạm khác nên rất khó để mọi người biết, thực hiện. Mặt khác, nhiều tội phạm quy định tại Điều 313, địi hỏi phải có kiến thức chun mơn mới nắm được dấu hiệu tội phạm, như tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội lập quỹ trái phép, cho nên quy định phải tố giác những tội phạm này khơng mang tính khả thi.

Một bộ phận quần chúng chưa nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của VKS nên không TG, TBVTP với VKS; do vậy, VKS chưa có điều kiện tiếp nhận, nắm bắt đầy đủ TB, TGVTP phục vụ hiệu quả. Nhiều trường hợp giải quyết TG, TBVTP buộc phải có kết luận giám định làm căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên, một số kết quả giám định cịn hạn chế, có trường hợp cùng nội dung, đối tượng nhưng kết quả giám định khác nhau, gây khó khăn cho VKS lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w