Phối hợp công tác là hoạt động tất yếu của các chủ thể khi tham gia hoạt động xã hội. Công tác phối hợp được tiến hành thông qua quan hệ giữa VKS và CQĐT, được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành chưa có các quy định điều chỉnh tất cả các quan hệ phát sinh giữa CQĐT và VKS trong công tác. Mặt khác, hiện nay, khi những cơ sở pháp lý thực hiện việc giải quyết TG, TBVTP chưa đầy đủ, cụ thể, thiếu hướng dẫn thì tất yếu phải có quy định phối hợp giữa CQĐT và VKS; những quy định phối hợp này đóng vai trị, ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. Trên cơ sở pháp luật, quy định phối hợp sẽ tạo ra cơ chế hợp lý, tạo điều kiện mỗi cơ quan thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ riêng, cũng như hoàn thành nhiệm vụ chung.
Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi tiến hành các hoạt động tố tụng. Đây là chính là mối quan hệ biện chứng, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được kịp thời, khách quan, triệt để, có căn cứ và đúng pháp luật.
Thực tiễn, khi quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS được quan tâm thực hiện sẽ tạo điều kiện quan trọng để hai cơ quan thực hiện tốt quyền năng và trách nhiệm của mỗi cơ quan, đảm bảo việc giải quyết TG, TBVTP được khách quan, tồn diện, chính xác, tn thủ đúng các quy định của pháp luật.