Kết quả kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 51 - 58)

của Viện kiểm sát

Những năm qua, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của VKS; từ vị trí, vai trị của cơng tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, hàng năm, trong Chỉ thị công tác, Viện trưởng VKSND tối cao đã quan tâm chỉ đạo: “Toàn Ngành thực hiện tốt công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm”, “VKSND các cấp tăng cường kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và các cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra, bảo đảm việc giải quyết TG, TBVTP có căn cứ, đúng pháp luật; phấn đấu nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm; hạn chế việc làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm”.

Các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao và các Viện kiểm sát địa phương đã chú trọng triển khai, thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố

và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát các cấp đã nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, tổ chức tập huấn nhằm nhận thức đúng vị trí, vai trị và quy trình hoạt động của VKS trong kiểm sát giải quyết TB, TGVTP của CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và đấu tranh phịng, chống tội phạm; xác định những nhiệm vụ cụ thể, trong từng giai đoạn của công tác kiểm sát việc giải quyết TB, TGVTP; đồng thời thực hiện nhiều biện pháp để thực hiện công tác này tốt hơn, như: phân công lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách theo dõi công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP và bố trí cán bộ làm cơng tác tiếp nhận, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT; lập sổ sách để theo dõi, quản lý công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết TG, TBVTP. Đa số các Vụ THQCT & KSĐT án hình sự đã chủ động phối hợp với CQĐT Bộ Công an, Cục Điều tra VKSND tối cao xây dựng Quy chế phối hợp làm cơ sở để thực hiện tốt việc kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. Tổ chức kiểm sát chặt chẽ những hồ sơ giải quyết TG, TBVTP mà CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự.

Các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự ở VKSND tối cao và các Viện kiểm sát địa phương đã tăng cường kiểm sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn CQĐT cùng cấp tiếp nhận TB, TGVTP; tổ chức tiếp nhận những TG, TBVTP do công dân, cơ quan, tổ chức chuyển đến vào sổ thụ lý và chuyển ngay đến CQĐT có thẩm quyền giải quyết, đồng thời tiến hành kiểm sát việc thụ lý TB, TGVTP của CQĐT cùng cấp, đảm bảo mọi TB, TGVTP chuyển đến CQĐT phải được thụ lý kịp thời, đầy đủ, khơng được để ngồi sổ sách thụ lý.

Tại VKSND tối cao các Vụ làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự đã thực hiện nhiều biện pháp, hình thức để nắm TG, TBVTP. Thực hiện nghiêm túc quy định trực nghiệp vụ để tiếp nhận TG, TBVTP; kịp thời chỉ đạo xử lý những tin báo khẩn cấp, những TBVTP đặc biệt nghiêm trọng, duy trì hịm thư “tố giác tội phạm” tại cơ quan, trên Trang tin điện tử của VKSND tối cao để tiếp nhận kịp thời TG, TBVTP. Phối hợp chặt chẽ giữa các Vụ THQCT & KSĐT án hình sự với Vụ khiếu tố, Vụ kiểm sát thi hành án, Vụ

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù để tiếp nhận, xử lý TG, TBVTP. Bố trí một cán bộ có trách nhiệm, kinh nghiệm và trình độ để kiểm tra các thông tin tội phạm trên báo phát hành hàng ngày, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý.

Thủ trưởng đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao phân cơng Kiểm sát viên tiếp nhận, quản lý đầy đủ TG, TBVTP do công dân, cơ quan, tổ chức chuyển đến. Kiểm sát viên vào sổ thụ lý; ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận; nội dung TG, TBVTP; tên, tuổi và địa chỉ của người hoặc cơ quan, tổ chức cung cấp; chuyển ngay TG, TBVTP kèm theo các tài liệu liên quan đến CQĐT cùng cấp để giải quyết. Năm 2011, Vụ THQCT & KSĐT án trật tự xã hội thụ lý 27 TG, TBVTP; Vụ THQCT & KSĐT án tham nhũng thụ lý 07 TG, TBVTP; Vụ THQCT & KSĐT án ma túy thụ lý 06 TG, TBVTP. (Nguồn:

Văn phòng VKSND tối cao)

Hàng tuần, cán bộ, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu TG, TBVTP cụ thể do CQĐT Bộ Công an, Cục Điều tra VKSND tối cao tiếp nhận để vào sổ thụ lý của đơn vị nhằm quản lý đầy đủ TG, TBVTP, đồng thời phối hợp với CQĐT phân loại xử lý; kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,… qua đó giúp cho việc nắm bắt dấu vết, vật chứng, thông tin liên quan đến tội phạm ngay từ ban đầu làm cơ sở, tài liệu phục vụ kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, giúp Kiểm sát viên đề ra những yêu cầu xác minh TG, TBVTP một cách xác đáng. Kiểm

sát viên của các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT kiểm sát việc thu thập tài liệu, xác minh; nắm tiến độ giải quyết, kịp thời trao đổi, đôn đốc, yêu cầu Điều tra viên tiến hành xác minh, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định dấu hiệu tội phạm, đảm bảo việc giải quyết đúng thời hạn, nhất là đối với các TG, TBVTP dư luận quan tâm.

Định kỳ, hàng tháng, lãnh đạo Vụ THQCT & KSĐT án hình sự và lãnh đạo CQĐT họp bàn về việc giải quyết án hình sự nói chung và giải quyết TG, TBVTP nói riêng; nếu phát hiện TG, TBVTP chưa được giải quyết đúng thời

hạn luật định thì yêu cầu CQĐT nêu rõ lý do, hướng giải quyết và thông báo kết quả cho VKS. Hàng năm, lãnh đạo VKSND tối cao chỉ đạo kiểm sát trực tiếp công tác tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của CQĐT; giao cho Vụ THQCT & KSĐT án trật tự xã hội làm đầu mối, có trách nhiệm theo dõi, thực hiện chuyên đề về kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP nhằm làm rõ nguyên nhân hạn chế, vướng mắc để tìm giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP trong ngành Kiểm sát.

Trên cơ sở nắm TG, TBVTP, các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự tiến hành kiểm sát việc phân loại, thụ lý TG, TBVTP; trực tiếp kiểm sát hồ sơ giải quyết TG, TBVTP, kiểm sát việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cũng như nội dung của các tài liệu này đảm bảo các u cầu về tính hợp pháp, tính có căn cứ được quy định tại BLTTHS, BLHS về thụ lý, giải quyết TG, TBVTP. Những hồ sơ giải quyết TG, TBVTP thiếu tài liệu, chứng cứ để đánh giá, kết luận về dấu hiệu tội phạm thì Kiểm sát viên yêu cầu CQĐT bổ sung kịp thời.

Kết thúc xác minh TG, TBVTP, Kiểm sát viên các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự nghiên cứu nội dung các tài liệu trong hồ sơ giải quyết TG, TBVTP và phương án xử lý TG, TBVTP của Điều tra viên và quyết định của Thủ trưởng CQĐT về việc giải quyết TG, TBVTP; kết hợp với những thông tin tự thu thập được để đối chiếu với các quy định về những tội phạm cụ thể trong BLHS. Khi các tài liệu đã đầy đủ làm căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm cụ thể hoặc khơng đủ căn cứ xác định có dấu hiệu tội phạm, đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự của VKSND tối cao thể hiện quan điểm về việc giải quyết. Cụ thể:

Trường hợp TG, TBVTP có dấu hiệu tội phạm, CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án hình sự chính xác thì Vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao có văn bản thơng báo gửi CQĐT biết; phát hiện TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm nhưng CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì Vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao có văn bản yêu cầu CQĐT đã khởi tố ra quyết định hủy

bỏ; nếu CQĐT khơng nhất trí thì Vụ THQCT &KSĐT án hình sự VKSND tối cao ra quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT Bộ Cơng an.

Khi có căn cứ xác định tội phạm CQĐT đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra hoặc cịn tội phạm khác thì Vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP ban hành văn bản yêu cầu CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu CQĐT Bộ Cơng an khơng nhất trí thì Vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP áp dụng pháp luật ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự và gửi các quyết định này cho CQĐT đã khởi tố để tiến hành điều tra.

Trường hợp TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm, CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì Vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao cũng ra thông báo gửi CQĐT Bộ Công an thể hiện thống nhất với quyết định giải quyết TG, TBVTP của CQĐT; trường hợp TG, TBVTP có dấu hiệu tội phạm mà CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì Vụ làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao ra văn bản yêu cầu CQĐT Bộ Công an hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao ban hành quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và gửi CQĐT Bộ Cơng an để tiến hành điều tra.

Các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao đã chú trọng kiểm sát việc thực hiện các quy định về thời hạn giải quyết, các biện pháp mà CQĐT cùng cấp áp dụng khi tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, đảm bảo tuân thủ các quy định của BLTTHS; kịp thời đề ra yêu cầu trong giải quyết TG, TBVTP nhằm nhanh chóng phát hiện, xử lý tội phạm, tránh kéo dài thời gian tạo điều kiện để đối tượng phạm tội có thể xóa dấu vết tội phạm hay bỏ trốn và gây những trở ngại khác cho công tác điều tra; nắm nội dung TG, TBVTP phản ánh; khi đã rõ dấu hiệu tội phạm thì yêu cầu CQĐT ra ngay quyết định khởi tố vụ án để đảm bảo thời hạn giải quyết.

Quản lý công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đang được quan tâm và thực hiện trong toàn Ngành. Hiện nay, hàng tháng, VKSND tối cao đều yêu cầu VKS các cấp báo cáo kết quả công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, đang từng bước quản lý chặt chẽ công tác này để tham mưu cho lãnh đạo VKSND tối cao chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP nói chung và VKSND tối cao nói riêng.

Những năm qua, công tác tiếp nhận và kiểm sát giải quyết TG, TBVTP được VKS các cấp trú trọng, chất lượng từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc chống bỏ lọt tội phạm, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát. Các đơn vị đã chủ động đề ra nhiều biện pháp, cách thức nắm TG, TBVTP, như thông qua công tác kiểm sát việc bắt, giữ, qua phương tiện thông tin đại chúng,… Các đơn vị tiếp tục phối hợp xây dựng, thực hiện Quy chế phối hợp, Thông tư liên tịch hướng dẫn việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP để từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Quan hệ phối hợp giữa VKS với CQĐT được tăng cường, tạo điều kiện để mỗi cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cơ sở chức năng của mỗi Ngành, góp phần nâng cao tỉ lệ khởi tố vụ án các vụ án hình sự, hạn chế bỏ lọt tội phạm và oan sai. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, VKS các cấp đã phát hiện nhiều thiếu sót, vi phạm của CQĐT kịp thời kiến nghị yêu cầu khắc phục hoặc ban hành quyết định nhằm chấn chỉnh và bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong công tác này.

Bảng 2.4: Kết quả kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của

ngành Kiểm sát

Năm Yêu cầu khởi tố vụ án Quyết định Hủy bỏ QĐ không khởi tố vụ án Hủy bỏ QĐ khởi tố vụ án Khởi tố vụ án và yêu cầu điều tra

2007 292 37 129 21 2008 206 93 66 23 2009 190 42 69 28 2010 210 65 234 121 2011 314 62 237 61 Tổng 1.212 299 735 254

Các quyết định của VKS ban hành trong khi kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đảm bảo tính hợp pháp, có căn cứ và khả thi nên đều được CQĐT chấp nhận, thực hiện. Quyết định của VKS trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đã góp phần khơng nhỏ chấn chỉnh, đảm bảo việc khởi tố vụ án hình sự đúng pháp luật. Do TG, TBVTP thuộc thẩm quyền của CQĐT Bộ Công an được tiến hành giải quyết rất thận trọng, quá trình kiểm sát việc khởi tố chặt chẽ; các yêu cầu của Vụ THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao đều có căn cứ pháp luật và được CQĐT thực hiện nghiêm túc nên VKSND tối cao chưa phải ra các quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT Bộ Cơng an đã ban hành.

Thời gian qua, ở cấp Trung ương hạn chế tối đa việc VKSND tối cao phải ra quyết định khởi tố vụ án, cũng như việc hủy các quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Chất lượng cơng tác khởi tố vụ án của CQĐT ngành Cơng an nói chung ngày một nâng cao, số vụ án, bị can CQĐT, VKS phải đình chỉ, số bị cáo bị Tòa án xét xử tun khơng phạm tội có xu hướng giảm dần.

Bảng 2.5: Kết quả cụ thể về số bị cáo Tịa án tun khơng xử phạt

có xu hướng giảm dần Năm CQĐT đình chỉ (vụ/ bị can) VKS đình chỉ (vụ/ bị can) Bị can đình chỉ do khơng phạm tội Bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội Tổng số CQĐT VKS 2007 1.458/ 1.840 515/1.190 135 95 40 53 2008 1.420/ 1.844 473/1.000 219 176 43 60 2009 2.366/3.452 861/1.904 104 67 37 29 2010 1.509/1.677 464/818 85 65 20 20 2011 1.694/2087 561/1286 101 74 17 17

Nguồn Văn phòng VKSND tối cao.

Số liệu trên phản ánh khách quan chất lượng hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng được nâng cao, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, hoạt động kiểm sát đầu tiên trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên,

hoạt động tiếp nhận, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS vẫn còn tồn tại, hạn chế và cần thiết phải nghiên cứu để có những giải pháp khắc phục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w