Hoàn thiện pháp luật và tăng cường hướng dẫn, giải thích kịp thời các văn bản pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 84 - 86)

Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý, mọi cơng dân đều được bình đẳng trước pháp luật”. Nghị quyết số 48-NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đánh giá: Hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Tiến độ xây dựng pháp luật còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam địi hỏi có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, chất lượng cao và ổn định để thực sự trở thành nguyên tắc xử sự chung mẫu mực. Để thực hiện pháp luật tốt trước hết cần phải có quy phạm pháp luật tốt. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất bởi lẽ khi Nhà nước xây dựng được một hệ thống pháp luật đầy đủ, cụ thể và có chất lượng sẽ là cơ sở, tiền đề để thực hiện pháp luật thống nhất, triệt để và có hiệu quả cao. Nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Nhiều quan hệ xã hội mới hình thành, xâm nhập, phát triển nhưng chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh hoặc có văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng chưa hồn thiện nên hiệu quả điều chỉnh khơng cao. Vì vậy, cần tập trung, đẩy mạnh cơng tác xây dựng, hồn thiện pháp luật. Chú trọng, quan tâm hơn nữa đến cơng tác giải thích luật, để hiểu chính xác và thực hiện pháp luật thống nhất.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có tổ chức, xun quốc gia ngày càng diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề mang tính khu vực, toàn

cầu. Tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn và chống lại những tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng ta đã tham gia vào tiến trình hợp tác về tư pháp với các tổ chức quốc tế và các nước khác trên thế giới thông qua ký, phê chuẩn nhiều công ước, hiệp định về đấu tranh phòng, chống các tội phạm. Tuy nhiên, để tạo một khung pháp lý đầy đủ, hiệu quả cho công tác đấu tranh chống tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, chúng ta cần chủ động, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng, ký kết, hoàn thiện các văn bản pháp lý quốc tế.

Để hoàn thiện pháp luật về giải quyết TG, TBVTP, cần tiến hành một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS và

BLTTHS hiện hành, trong đó cần quy định cụ thể về khái niệm, nội dung, phạm vi của tố giác và tin báo về tội phạm; quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP; quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP.

Hai là, cùng với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS và

BLTTHS hiện hành, cần sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và cácvăn bản pháp luật khác có liên quan đến giải quyết TG, TBVTP.

Ba là, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật có liên

quan đến giải quyết TG, TBVTP; nhất là các quy định mới trong BLHS (sửa đổi, bổ sung), BLTTHS (sửa đổi, bổ sung), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi, bổ sung), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự (sửa đổi, bổ sung)...

Bốn là, định kỳ tiến hành sơ kết thực hiện các quy định của pháp luật

về giải quyết TG, TBVTP để kịp thời nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để có biện pháp hưỡng dẫn kịp thời.

Năm là, các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w