TIÊU CHÍ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 34 - 37)

GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM

Hoạt động giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS phải đảm bảo cho mọi tội phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác theo các quy định của pháp luật; khơng làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và đặc biệt là phải nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của các CQĐT và VKS các cấp.

Để đạt được mục đích, u cầu đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ thực tiễn thực thi pháp luật trong việc giải quyết TG, TBVTP, từ những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay, trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng tại các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, XI, XII Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 27/8/2010 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; trên cơ sở quy định của pháp luật có thể xác định một số yêu cầu cơ bản của pháp luật về giải quyết TG, TBVTP của VKS như sau:

Một là, bảo đảm tính hợp pháp của các văn bản ban hành trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Đây là một trong những yêu cầu cơ bản của quá trình thực hiện pháp luật trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS. Yêu cầu này, đòi hỏi CQĐT và VKS khi ban hành văn bản pháp luật trong quá trình giải quyết TG, TBVTP phải đúng thẩm quyền, đúng trình tự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành.

Quá trình giải quyết TG, TBVTP phải đảm bảo đúng các quy định của BLTTHS, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Khi giải quyết TG, TBVTP, phải xác nắm chắc các quy định của pháp luật đối với các cơ quan, người tiến hành tố tụng và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của họ.

Tính hợp pháp của việc ban hành văn bản pháp luật trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP được thể hiện việc CQĐT và VKS thực hiện theo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hoạt động điều tra của CQĐT và hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự của VKS.

Tính hợp pháp của quyết định trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS còn được thể hiện ở việc các quyết định ban hành đúng trình tự, thủ tục, thời hạn pháp luật quy định. VKS phải kiểm tra và giám sát tính có căn cứ, trình tự ban

hành các quyết định của CQĐT như: khởi tố vụ án, không khởi tố vụ án,… các quyết định của VKS cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Như vậy, phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định là yêu cầu không thể thiếu khi ban hành văn bản pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và VKS.

Hai là, bảo đảm tính khách quan, chính xác

Văn bản pháp luật được ban hành trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS phải đảm bảo tính khách quan; phải dựa trên các quy định của pháp luật để đối chiếu, xem xét thực tế hoạt động tiếp nhận, xử lý TG, TBVTP của CQĐT để đưa ra các nhận định, kết luận một cách khách quan,, chính xác phục vụ cho mục đích cuối cùng là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác và đúng quy định của pháp luật. Điều này đòi hỏi trước khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật, CQĐT và VKS cần phải nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc, các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được một cách khách quan và toàn diện. Khi xem xét để ra Quyết định khởi tố vụ án, không khởi tố vụ án cần xem xét căn cứ khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 100, Điều 107 BLTTHS và văn bản pháp luật liên quan.

Tính chính xác, khách quan của văn bản pháp luật được ban hành trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS còn được thể hiện bằng việc áp dụng đúng nội dung của quy định pháp luật. Khi áp dụng, địi hỏi người có thẩm quyền phải đánh giá, phân tích kỹ những quy phạm pháp luật cần áp dụng; nội dung quy phạm pháp luật điều chỉnh; khơng được áp đặt ý chí chủ quan và đánh giá các tài liệu, chứng cứ của CQĐT một cách sơ sài, phiến diện hoặc quá phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ của CQĐT khi ra các quyết định.

Tính khả thi địi hỏi các quyết định của của CQĐT và của VKS được ban hành trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP phải được thi hành có hiệu quả trên thực tế. Các quyết định của của CQĐT ban hành và quyết định, yêu cầu, kiến nghị của VKS phải được CQĐT chấp hành, thực hiện trong quá trình giải quyết TG, TBVTP. Vì vậy, ngồi việc phải đảm bảo tính hợp pháp, phải đảm tính hợp lý, có cơ sở pháp lý; các quyết định của CQĐT và của VKS trong quá trình giải quyết TG, TBVTP phải xuất phát từ thực tiễn.

Như vậy, hợp pháp, chính xác, khách quan và đảm bảo tính khả thi là những yêu cầu cơ bản của việc ban hành quyết định pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì việc thực thi pháp luật của của CQĐT và của VKS trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP sẽ đạt hiệu quả cao; góp phần vào việc giải quyết các vụ án hình sự đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 34 - 37)

w