Khái niệm, nội dung pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 25 - 28)

quyết tố giác, tin báo về tội phạm

1.1.3.1. Khái niệm, nội dung pháp luật trong việc giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm tin báo về tội phạm

* Khái niệm

Pháp luật có vai trị, giá trị xã hội mà không một công cụ, phương tiện điều chỉnh quan hệ xã hội nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các quy định của pháp luật được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và công dân thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh. Do đó, thực tiễn khơng chỉ cần đầy đủ các văn bản pháp luật, mà điều quan trọng là pháp luật phải được thực hiện, yêu cầu của pháp luật phải trở thành hiện thực.

Thực hiện đúng pháp luật là một quá trình hoạt động của con người có tổ chức, có chủ ý bao hàm những hành vi hợp pháp, phù hợp với những quy định, yêu cầu của pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Các quy định pháp luật rất phong phú nên cũng có nhiều hình thức thực hiện pháp luật.

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định và khái qt hóa thành những hình thức thực hiện pháp luật là: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật.

Liên quan đến hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể trong các Bộ Luật, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ và các cơ quan có liên quan ở Trung ương ban hành. Đó là:

- Các quy định về tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP (như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan… được quy quy định trong các Luật Tổ chức, Pháp lệnh về tổ chức của các cơ quan này.

- Các quy định mang tính hưỡng dẫn về việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP được quy định trong các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Thơng tư của Liên ngành và của các ngành Tư pháp ở Trung ương…

Dựa vào các quy định trên, các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP đã thực hiện việc tiếp nhận, tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP thuộc thẩm quyền của cơ quan mình do pháp luật quy định.

Từ phân tích nêu trên, có thể rút ra: “Pháp luật về giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm là những quy định của phạm pháp về khái niệm, nội dung, phạm vi của tố giác tội phạm và tin báo tội phạm; quy định về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm…”.

* Nội dung

Pháp luật về giải quyết TG, TBVTP gồm những nội dung sau:

- Các quy định về khái niệm, nội dung, phạm vi của tố giác tội phạm và tin báo tội phạm.

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Các quy định về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Các quy định về khái niệm, nội dung, phạm vi của tố giác tội phạm và tin báo tội phạm; quy định về chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và quy định về về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác do Chính phủ, cơ quan Tư pháp ở Trung ương ban hành.

Thực thi pháp luật trong việc giải quyết TG, TBVTP là trường hợp các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP.

Trong các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đó là hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cục Điều tra VKSND tối cao và các hành vi của những người tiến hành tố tụng theo quy định của BLTTHS năm 2003. Các quyết định của CQĐT, hành vi của Điều tra viên trong giải quyết TG, TBVTP chính là hoạt động thực thi pháp luật trong việc giải quyết TG, TBVTP theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với Viện kiểm sát, thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong hoạt động điều tra nhằm phát hiện những vi phạm, thiếu sót, kịp thời đề ra các yêu cầu, kiến nghị CQĐT khắc phục, sửa chữa, ban hành quyết định áp dụng pháp luật đảm bảo những quy định pháp luật trong công tác giải quyết TG, TBVTP được thực hiện nghiêm chỉnh, việc giải quyết các vụ án hình sự đúng quy định pháp luật.

Nội dung cơ bản của áp dụng các quy định của pháp luật trong việc giải quyết TG, TBVTP là việc Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành thụ lý,

nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tình tiết liên quan đến thơng tin tội phạm trong TG, TBVTP, quyết định giải quyết TG, TBVTP của CQĐT theo quy định của pháp luật. Nếu quyết định giải quyết TG, TBVTP của CQĐT trái pháp luật thì cần lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, có căn cứ để áp dụng và ban hành quyết định dưới hình thức văn bản pháp luật, như quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự, yêu cầu điều tra.

Thực thi pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực Nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa những vi phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể đối với những cá nhân, đơn vị, tổ chức cụ thể. Thực thi PL trong giải quyết TG, TBVTP là hoạt động mang tính quyền lực nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự nói riêng đối với CQĐT trong giải quyết TG, TBVTP; quá trình thực thi pháp luật này phải được tiến hành một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật tố tụng.

Từ nhận thức lý luận chung và q trình hồn thiện pháp luật, cũng như q trình phân tích tìm hiểu các khái niệm về giải quyết, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP có thể hiểu:

Áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP là hoạt động thực hiện pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT đúng quy định của pháp luật. Thực thi pháp luật trong việc giải quyết TG, TBVTP phải tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục của BLTTHS và các quy định khác của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 25 - 28)

w