Ban hành quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 32 - 33)

Sau khi đã xác định được vi phạm, mức độ vi phạm trong quyết định giải quyết TG, TBVTP; lựa chọn được quy phạm pháp luật và xác định được tư tưởng nội dung quy phạm pháp luật đó, CQĐT, VKS quyết định việc áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết TG, TBVTP.

Việc ban hành văn bản pháp luật trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP là việc ra một trong các quyết định sau: Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khơng khởi tố vụ án; Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án; Quyết định khởi tố vụ án hình sự và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; Quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án. Đây là giai đoạn trọng tâm, quan trọng nhất của cả quá trình giải quyết TG, TBVTP. Các quyết định này được ban hành sau khi đã xem xét, đối chiếu một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ giải quyết TG, TBVTP. Vì các quyết định ban hành khi giải quyết TG, TBVTP có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà

nước, đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đến quyền tự do thân thể của cơng dân,… nên địi hỏi người có thẩm quyền ra văn bản PL phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự. Văn bản pháp luật phải phù hợp với lợi ích và pháp luật của Nhà nước được thể hiện trong BLHS, BLTTHS và văn bản quy phạm pháp luật khác; phải trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn; phải thực sự phải "công minh”, “khách quan" và phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, văn bản pháp luật ban hành phải đúng thẩm quyền (do Thủ

trưởng các đơn vị của CQĐT hoặc VKS ban hành), đúng tên gọi (Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự), trình tự, thủ tục BLTTHS năm 2003; nội dung quyết định phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, văn bản phải đảm bảo các quy định về thể thức hành chính tư pháp.

Thứ hai, Quyết định của CQĐT, VKS phải có cơ sở pháp lý, căn cứ

pháp luật chi tiết, cụ thể điểm, khoản, điều của văn bản pháp luật áp dụng.

Thứ ba, Quyết định của CQĐT, VKS phải trên cơ sở thực tế, căn cứ vào

sự kiện có thật, được phản ánh khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Tóm lại, để ban hành quyết định giải quyết TG, TBVTP, người có thẩm quyền ban hành quyết định phải tổng hợp, đánh giá các tình tiết vụ việc, phải nắm vững pháp luật hình sự để áp dụng chính xác, phải đảm bảo yêu cầu của pháp luật về nội dung cũng như thể thức văn bản. Mặt khác, quyết định ban hành phải phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong thực tiễn thì mới bảo đảm cho văn bản pháp luật có tính hiện thực và được thi hành nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w