PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 77 - 82)

GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM

Trong q trình hồn thiện pháp luật về giải quyết TG, TBVTP cần quán triệt những quan điểm, định hướng sau:

Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng hồn thiện pháp luật; nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên.

Đảng ta ln xác định cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời luôn chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp. Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới” nhận định tình hình tội phạm hiện nay vẫn cịn diễn biến phức tạp; tội phạm do nguyên nhân xã hội chiếm tỷ lệ cao, biểu hiện sự xuống cấp đạo đức xã hội rất đáng lo ngại,… và xác định có nguyên nhân quan trọng là: cấp ủy và tổ chức đảng ở một số bộ, ngành còn chưa quan tâm đúng mức cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo phịng, chống tội phạm; tỷ lệ điều tra, xử lý một số loại tội phạm chưa cao. Thời gian tới, tình hình tội phạm sẽ cịn tiếp tục diễn biến phức tạp, dễ bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng, kích động làm mất ổn định chính trị, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sự vững mạnh của chế độ. Do đó, cơng tác phịng, chống tội phạm cần chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và xây dựng hồn thiện pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP nói riêng trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, VKS các cấp tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79- KL/TW của Bộ Chính trị; nâng cao chất lượng điều tra và công tác THQCT & KSĐT án hình sự.

Cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị làm nhiệm vụ điều tra và nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự của CQĐT và KS cần quan tâm chỉ đạo công tác nghiên cứu, kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, bản lĩnh chính trị của cán bộ, Đảng viên; quản lý, kiểm tra hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên, chú trọng công tác quy hoạch, tuyển chọn, bố trí sử dụng đảng viên. Quan tâm, chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp; đảm bảo việc xây dựng hoàn thiện pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hai là, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm phải gắn với việc thực hiện các yêu cầu, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Xây dựng một hệ thống pháp luật hồn chỉnh góp phần nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật trong hoạt động kiểm sát của CQĐT và VKS nói chung và pháp luật về giải quyết TG, TBVTP nói riêng khơng thể tách rời các nội dung của việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, ổn định, tính khả thi cao. Trong lĩnh vực hình sự cần có sự quan tâm thoả đáng trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Chất lượng xây dựng pháp luật về giải quyết TG, TBVTP gắn liền với chất lượng hoạt động của CQĐT và một số cơ quan khác. Vì vậy, để cải cách tư pháp có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới tổ chức, hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VKS, CQĐT; cải cách tư pháp tiến hành cùng với cải cách nền hành chính Nhà nước, đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức. Tất cả những yêu cầu, nội dung trên phải được thực hiện một cách đồng bộ và có những bước đi thích hợp.

Ba là, đổi mới cơng tác điều tra của CQĐT và công tác THQCT & KSĐT của Viện kiểm sát theo hướng tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của tố tụng hình sự

Để thực hiện mục tiêu, chiến lược của Đảng trong cải cách tư pháp, thì việc đổi mới cơng tác điều tra của CQĐT và công tác THQCT & KSĐT của Viện kiểm là tất yếu; nhằm thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng trong cải cách tư pháp hình sự hiện nay. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về cải cách tư pháp xác định: VKS phải chịu trách nhiệm chính về những oan, sai trong việc khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố; phải bảo đảm việc truy tố có căn cứ, đúng pháp luật, cùng với CQĐT khắc phục những vi phạm, tồn tại trong quá trình điều

tra, bảo đảm khơng để lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội, đây là một nhiệm vụ rất nặng nề đối với VKS.

Trong giai đoạn điều tra, việc thực hiện mỗi nhiệm vụ nói trên có những yêu cầu khác nhau, nhưng hai nhiệm vụ có mối quan hệ biện chứng, đan xen, bổ trợ cho nhau; làm tốt công tác này là cơ sở, điều kiện để làm tốt công tác kia và ngược lại. Trong việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT thì VKS vừa có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đồng thời bắt đầu thực hành quyền công tố (trường hợp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,…). Để hồn thành trách nhiệm được Đảng, Nhà nước giao, VKS phải tham gia sớm hơn, sâu hơn vào quá trình điều tra và ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP. Vì vậy, tăng cường cơng tác giải quyết TG, TBVTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CQĐT và VKS trong cải cách tư pháp.

Trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung, giải quyết TG, TBVTP nói riêng; việc thực hiện đầy đủ ngun tắc tố tụng hình sự góp phần nâng cao chất lượng giải quyết TG, TBVTP, đảm bảo chất lượng ban hành các quyết định, tính hợp pháp của các quyết định này.

Bốn là, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác giải quyết TG, TBVTP, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện khởi tố, điều tra, truy tố, không để lọt tội phạm, người phạm tội, đồng thời không làm oan người vô tội

Công tác giải quyết TG, TBVTP là hoạt động khởi đầu của công tác điều tra và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, có vai trị, ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế việc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; hoạt động này nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong q trình giải quyết TG, TBVTP, u cầu CQĐT khắc phục và ra các quyết định PL đảm bảo việc giải quyết TG, TBVTP đúng quy định của pháp luật, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, khởi tố điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, việc tăng cường và nâng cao chất lượng

công tác tiếp nhận, giải quyết TG,TBVTP của CQĐT và công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP cua VKS là tất yếu, đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu của của xã hội, nhất là trong thời gian tới.

Năm là, nâng cao trách nhiệm và chất lượng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra yêu cầu: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tồ án sơ thẩm khu vực, Tồ phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án.

Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị cũng xác định rõ: “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay. Tổ chức hệ thống VKSND thành bốn cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án nhân dân”. Như vậy, hệ thống tổ chức của VKSND sẽ có sự đổi mới cơ bản, đó là tổ chức theo bốn cấp, trong đó có hai cấp khơng theo cấp hành chính là VKS khu vực và VKS cấp cao. Đối với VKSND tối cao, nhiệm vụ trọng tâm là lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết thực tiễn, hướng dẫn áp dụng pháp luật và hoạt động nghiệp vụ đối với toàn Ngành ở tất cả các lĩnh vực công tác. VKSND tối cao trực tiếp THQCT & KSĐT đối với các vụ án do CQĐT Bộ Công an và CQĐT VKSND tối cao điều tra.

Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp thì VKS phải tăng cường trách nhiệm cơng tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; VKS là phải chịu trách nhiệm chính trong việc để lọt tội phạm, người phạm tội và làm oan người vô tội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, VKS phải tiếp tục tăng cường kiểm sát các hoạt động điều tra, gắn kết hơn nữa trách nhiệm với CQĐT trong việc phát hiện, khởi tố, điều tra các vụ án

hình sự; trong đó có việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP theo đúng quy định của pháp luật. Nhiệm vụ này của VKS chỉ được thực hiện trọn vẹn khi VKS các cấp thực hiện tốt công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, cụ thể trong thời gian tới cần làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w