Những quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 37 - 38)

hưởng bởi những yếu tố sau:

1.3.1. Những quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm về tội phạm

Hoạt động tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP của CQĐT và hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật, được quy định trong Hiến pháp và các bộ luật, luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật nhưng tập trung chủ yếu trong BLTTHS, BLHS và một số văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan.

Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam là căn cứ pháp lý quan trọng nhất quy định mọi vấn đề liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung và giải quyết TG, TBVTP nói riêng. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của BLTTHS là điều kiện pháp lý đảm bảo cho CQĐT, VKS và Toà án tiến hành giải quyết vụ án được khách quan, tồn diện, khơng để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Năm 2003, BLTTHS được sửa đổi, bổ sung, đã cụ thể hoá những yêu cầu đổi mới hoạt động của

CQĐT, VKS và Tồ án trong tố tụng hình sự theo hướng tinh giản bộ máy, thống nhất đầu mối, nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Khi các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng rõ ràng cụ thể, dễ hiểu và nhận thức, dễ thực hiện sẽ tạo điều kiện vô cùng quan trọng cho cơ quan, những người tiến hành và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mỗi ngành và mục đích chung trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Các quy phạm pháp luật về cấu thành tội phạm được quy định cụ thể trong BLHS có vai trị rất quan trọng trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. Bởi chỉ khi BLHS đã đủ các quy phạm pháp luật trù liệu cho các hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng xảy ra trong thực tiễn, và với cấu thành tội phạm rõ, cụ thể, có dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với hành vi tội phạm khác mới tạo cơ sở pháp lý vững chắc giúp cho Điều tra viên, Kiểm sát viên thuận lợi trong việc nhận thức, áp dụng đúng những quy định của BLHS để giải quyết TG, TBVTP, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP; hạn chế khó khăn, vướng mắc khi xác định dấu hiệu tội phạm cụ thể.

Hệ thống pháp luật nói chung, những quy định pháp luật về giải quyết, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP nói riêng là những yếu tố khách quan đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP; là những cơ sở pháp lý quan trọng, không thể thiếu cho hoạt động thực tiễn. Hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về hình sự nói riêng là những điều kiện tiên quyết đảm bảo kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đạt chất lượng, hiệu quả, nhất là giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 37 - 38)

w