Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 68 - 73)

Một số cơ quan, tổ chức do khơng muốn thành tích, uy tín của cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng hoặc sợ liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo cơ

quan, tổ chức nên đã che giấu những vụ việc có dấu hiệu phạm tội xảy ra tại cơ quan, tổ chức hoặc xử lý nội bộ. Khi vụ việc bị phát hiện, thì thiếu hợp tác với CQĐT, VKS trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho việc giải quyết và thực hiện PL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP.

- Một trong những nguyên nhân cơ bản là phần lớn Thủ trưởng các đơn vị làm nhiệm vụ điều tra và kiểm sát điều tra chưa nhận thức đúng vai trị, tầm quan trọng của cơng tác giải quyết TG, TBVTP, chưa gắn trách nhiệm cá nhân vào kết quả công tác này nên thiếu quan tâm sâu sát đến việc tổ chức, thực hiện nghiêm túc về cơng tác này; chưa tích cực đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác này để triển khai thực hiện; thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên và kịp thời uốn nắn những tồn tại, hạn chế của công tác này. Mặc dù, các đơn vị làm nhiệm điều tra và kiểm sát điều tra đã thành lập các Phịng nhưng khơng tổ chức được bộ phận riêng biệt làm công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP; một số đơn vị phân công cán bộ mới vào Ngành, kinh nghiệm công tác hạn chế theo dõi, quản lý công tác này.

- Trình độ, năng lực của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác giải quyết TG, TBVTP, nhất là kiến thức chuyên môn trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, các kiến thức về kỹ thuật hình sự, kiến thức trong quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường, kiến thức luật pháp quốc tế, kiến thức về tin học, ngoại ngữ,... Nhưng còn thiếu ý thức học tập và rèn luyện để khắc phục và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

- Kiến thức pháp luật của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên còn hạn chế; nhất là nhận thức về những quy định của BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003; thường dựa nhiều vào những kinh nghiệm, xa rời lý luận, không rèn luyện, học tập để bổ sung, trau dồi kiến thức mới nên tạo ra sức ỳ lớn trong nhận thức. Những hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên thường biểu hiện ở việc nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc, tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để ban hành quyết

định. Hạn chế về trình độ nghiệp vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên thường đi đôi với cách làm việc chủ quan, thiếu trách nhiệm khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ TB, TGVTP; khơng xác định được những tài liệu cần thiết phải có; những tài liệu quan trọng có ý nghĩa then chốt, trọng tâm để giải quyết vụ việc và cần xác minh, bổ sung trong hồ sơ. Không xác định được chính xác, đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm cụ thể quy định trong BLHS; không phát hiện các tài liệu, kết quả có mâu thuẫn, thiếu trung thực, khách quan và logic để đối chứng so sánh, đánh giá và thẩm tra; chủ quan, thiếu nhận thức nên dễ bỏ qua các tài liệu, thơng tin có giá trị pháp lý, có ý nghĩa kiểm chứng, chứng minh để tiến hành việc giải quyết vụ việc đúng theo quy định của pháp luật. Trình độ, năng lực hạn chế của Điều tra viên, Kiểm sát viên cịn biểu hiện ở việc khơng đánh giá được chứng cứ; tìm, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng thiếu cơ sở, thiếu căn cứ pháp luật. Do hạn chế về năng lực, trình độ chuyên mơn dẫn đến khó khăn trong việc xác định một sự kiện pháp lý là tội phạm hoặc là tranh chấp dân sự, kinh tế,... Do áp lực trách nhiệm về oan sai, phải bồi thường theo quy định của pháp luật nên Kiểm sát viên thiếu kiên quyết trong khi thi hành.

- Tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Một số Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa nhận thức hết vai trò, chưa coi trọng cơng tác giải quyết TG, TBVTP, chưa tích cực thực hiện và thực hiện đầy đủ quyền năng của CQĐT, VKS trong giải quyết TG, TBVTP để thu thập, bổ sung tài liệu, trưng cầu giám định,... để có cơ sở làm rõ các yếu tố xác định dấu hiệu tội phạm, cấu thành tội phạm.

- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ đã được quan tâm nhưng chất lượng, hiệu quả còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

- Hệ thống sổ sách, biểu mẫu của CQĐT và VKS chưa bổ sung đầy đủ cột mục, chỉ tiêu về công tác kiểm sát giải quyết TG, TBVTP nên gây khó

khăn trong việc theo dõi, quản lý, tổng hợp, đánh giá chung và các mặt cụ thể của công tác này; chưa xây dựng được mẫu các văn bản đảm bảo các u cầu về hình thức, nội dung (quyết định phân cơng Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, kiến nghị, kháng nghị,…) để thực hiện thống nhất.

- Đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm sát đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP.

- Mặc dù pháp luật về công tác giải quyết, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP còn những hạn chế, bất cập nhất định, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng chưa tích cực, chủ động phát huy hết vai trị của cơng tác phối hợp trong hoạt động này để khắc phục. Các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự chưa xây dựng đầy đủ Quy chế phối hợp để tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xác minh, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. Một số đơn vị đã xây dựng được Quy chế phối hợp với CQĐT trong công tác này nhưng chưa được quan tâm, triển khai thực hiện hoặc thực hiện không triệt để; mặt khác, nội dung Quy chế phối hợp mới chỉ dừng lại ở mức hình thức hóa một số quy định của BLTTHS, chưa cụ thể hóa cơ chế, phương thức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cơ quan nên Quy chế phối hợp khơng có tính khả thi, hiệu quả chưa cao. Chưa có biện pháp đẩy mạnh cơng tác phối hợp để sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn những quy định của BLTTHS về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm sát này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, VKS các cấp đã chú trọng thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP và đạt kết quả tích cực, góp phần loại bỏ nhiều vi phạm, thiếu sót trong việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm, đảm bảo việc khởi tố có căn cứ, đúng pháp luật; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát.

Tuy nhiên, hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc và chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phịng chống tội phạm trong tình hình mới. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật hình sự và tố tụng hình sự cịn những bất cập; nhận thức, tổ chức hoạt động kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của các đơn vị làm nhiệm vụ THQCT & KSĐT án hình sự chưa hiệu quả; ý thức trách nhiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số Kiểm sát viên cịn hạn chế; cơng tác chỉ đạo, điều hành và kiểm tra trong ngành Kiểm sát chưa mang lại hiệu quả thiết thực; cơ chế phối hợp trong công tác với CQĐT còn nhiều hạn chế. Thực trạng trên cho thấy, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện PL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS là một yêu cầu cấp thiết. Tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện PL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS là một nhiệm vụ quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 68 - 73)

w