Xây dựng Luật bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự giúp cho người tố giác, người làm chứng, người bị hại không bị mua chuộc, khống chế, bị đe doạ, trả thù, để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Sớm hồn thiện, ban hành Luật giám định tư pháp và những văn bản pháp luật liên quan để triển khai thực hiện. Nhà nước quan tâm đầu tư một số lĩnh vực giám định, đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng. Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu, giá trị pháp lý của các kết luận giám định, việc thực hiện giám định một số lĩnh vực cụ thể, để nâng cao trách nhiệm của các tổ chức giám định với cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, giúp cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời giải quyết các TG, TBVTP cũng như điều tra vụ án hình sự. Trước khi có luật, các ngành hữu quan cần phối hợp khẩn trương xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám định tư pháp, kịp thời đáp ứng được những yêu cầu về thời hạn, nội dung của quá trình xác minh, giải quyết TG, TBVTP.
Quy định chặt chẽ việc xử lý vi phạm hành chính, nhất là trong lực lượng Công an, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường để tránh tình trạng vận dụng, xử lý vi phạm pháp luật tùy tiện, phát sinh tiêu cực để vụ việc có dấu hiệu tội phạm nhưng lại xử lý hành chính; quy định cụ thể về việc chuyển giao tài liệu, hồ sơ cho các cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời xử lý tội phạm.