Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan điều tra và Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 82 - 84)

và Viện kiểm sát

Ðiều 4 Hiến pháp 1992 quy định: Ðảng cộng sản Việt Nam - đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng cộng sản giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọi lĩnh vực; sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước mang tính tồn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, cơng tác tổ chức trên lĩnh vực chun môn.

Để nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Ðảng đốii với tổ chức và hoạt động của CQĐT và Viện kiểm sát, cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Trước hết, đề nghị các Cấp uỷ Ðảng tăng cường sự lãnh đạo đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có CQĐT và Viện kiểm sát bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách về lĩnh vực đấu tranh phịng, chống tội phạm. Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Ðảng, CQĐT và Viện kiểm sát các cấp mới đưa ra các kế hoạch, biện pháp của mình để thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và các quy

định pháp luật của Nhà nước. Các đơn vị trong ngành Công an và ngành Kiểm sát cần thực hiện nghiêm túc đường lối cải cách tư pháp được đề ra trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu Ðảng toàn quốc về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, mà trọng tâm là cải tư pháp; coi đây là kim chỉ nam cho hoạt động của mình.

- Ðảng lãnh đạo hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện trong cơng tác tổ chức cán bộ. Vì vậy, đề nghị các tổ chức Ðảng quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy của các cơ quan này, đưa ra các ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.

- Ðề nghị các Cấp uỷ Ðảng tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thơng qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Ðảng đề ra từ đó chính Cấp uỷ Đảng và Biện kiểm sát tự khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong cơng tác lãnh đạo.

- Sự lãnh đạo của Ðảng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng cịn được thực hiện thơng qua uy tín và vai trị gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với các cơ quan, tổ chức khác. Vì vậy, Ðề nghị các Cấp uỷ Ðảng tăng cường công tác quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên của các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội. Vì vậy, đường lối, chính sách của Ðảng khơng được dùng thay cho luật hành chính, Ðảng khơng nên và khơng thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước. Các nghị quyết của Ðảng khơng mang tính quyền lực - pháp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, giải quyết TG, TBVTP nói riêng thì việc tăng cường lãnh đạo Đảng trong cơng tác này thực sự cần thiết.

3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật và tăng cường hướng dẫn, giải thíchkịp thời các văn bản pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 82 - 84)

w