Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 105 - 110)

Tiến hành tố tụng là một hoạt động đặc thù nên cần được Đảng, Nhà nước cũng có chính sách, chế độ và sự đầu tư mang tính đặc thù mới đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp, của xã hội. Hiện nay, so với sự phát triển chung của đất nước thì hoạt động tư pháp chưa được quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí tương xứng và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; chế độ

lương, phụ cấp của người tiến hành tố tụng chưa thực sự bảo đảm cho người tiến hành tố tụng đủ điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, kiến nghị với Đảng, Nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động của CQĐT, VKS, Tồ án và có chính sách, chế độ thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp trực tiếp tiến hành tố tụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát nói chung và trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP nói riêng thì sự quan tâm lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng. Đảng lãnh đạo, đổi mới hoạt động lập pháp, xây dựng chiến lược xây dựng và ban hành pháp luật của Quốc hội. Sự lãnh đạo của Đảng cũng đảm bảo việc ban hành thống nhất các quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; đổi mới tổ chức, hoạt động của VKS, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan bổ trợ tư pháp, tăng cường sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kiểm sát của VKS. Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Nhà nước và xã hội đòi hỏi ngành Kiểm sát phát huy những ưu điểm đã đạt được, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác, kịp thời phát hiện những yếu kém, tồn tại, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp, kiến nghị khắc phục. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên phải được tiến hành đồng bộ, có những giải pháp phải khẩn trương triển khai thực hiện, có những giải pháp phải thực hiện trong một thời gian dài, liên tục. Trong những giải pháp khắc phục tồn tại, việc HTPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP thì nhóm giải về hồn thiện pháp luật, thể chế liên quan đến tổ chức, hoạt động giải quyết và kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP là những giải pháp quan trọng nhất. Cùng với giải pháp hồn thiện pháp luật thì, những giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, tăng

cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng là giải pháp rất quan trọng về trước mắt cũng như lâu dài.

KẾT LUẬN

Hoạt động tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP là hoạt động đặc trưng của CQĐT và VKS trong giai đoạn tiền khởi tố, góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo mọi hành vi tội phạm đều bị phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố trước pháp luật góp phần quan trọng vào cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, ổn định trật tự xã hội và phát triển đất nước. Thực hiện pháp luật trong việc giải quyết TG, TBVTP mang đặc điểm chung; đồng thời có những đặc trưng của hoạt động kiểm sát. Chất lượng, hiệu quả giải quyết TG, TBVTP chỉ được nâng cao khi thực tế đảm bảo các yêu cầu về pháp luật, con người và cơ sở vật chất.

Thời gian qua, những quy định của pháp luật về giải quyết TG, TBVTP của đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả cơng tác tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP được nâng lên. Qua thực thi pháp luật trong việc giải quyết TG, TBVTP, VKS đã yêu cầu CQĐT và ra quyết định hủy hàng trăm quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; đã quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu CQĐT khởi tố hàng trăm vụ án, góp phần quan trọng vào nâng cao tỉ lệ khám phá tội phạm, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm; nâng cao chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự; hạn chế việc đình chỉ bị can do khơng phạm tội, Tịa án tun bị cáo khơng phạm tội; đồng thời, góp phần chấn chỉnh việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP của CQĐT. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, từ hạn chế về trình độ, năng lực của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên đến những hạn chế bất cập về tổ chức, hoạt động, về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật; đặc biệt là những hạn chế của văn bản pháp luật liên quan, nên chất lượng, hiệu quả trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP còn chưa cao, vẫn còn để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm; số vụ án phải đình chỉ điều tra do thiếu căn cứ cịn nhiều; số bị can phải đình chỉ điều tra và Tịa án tun khơng phạm tội vẫn còn đáng kể, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Để đáp ứng đòi hỏi của xã hội, những yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, u cầu cải cách tư pháp hiện nay, chúng ta cần phải tiến hành phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời xác định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, những giải pháp trước mắt, giải pháp mang tính chiến lược để từng bước hồn chỉnh hệ thống pháp luật; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp; xây dựng, thực hiện hiệu quả các đề án phát triển nguồn nhân lực; tăng cường trang bị phương tiện, cơ sở vật chất; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng thực hiện đề tài một cách khoa học, logic về hình thức, nội dung. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả hy vọng những kết quả mà luận văn đạt được sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân./.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 105 - 110)

w