Hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 86 - 88)

quan điều tra và Viện kiểm sát

Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của CQĐT và VKS phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nhất là Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức Tòa án, VKS và CQĐT theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, hệ thống VKSND được tổ chức thành 4 cấp phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án. Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: "Tổ chức hệ thống VKSND thành bốn cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân. Cụ thể là: VKSND khu vực (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực); VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; VKSND cấp cao (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Tòa án nhân dân cấp cao); VKSND tối cao”.

Theo Kết luận số 79-KL/TW hệ thống tổ chức của VKS sẽ tổ chức theo bốn cấp, trong đó có hai cấp khơng theo cấp hành chính là VKSND khu vực và VKSND cấp cao. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của hệ thống VKS cần tính đến sự đồng bộ với tổ chức CQĐT nhằm thực hiện chủ trương của Đảng là gắn hoạt động thực hành quyền công tố với hoạt động điều tra, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra và cũng là để nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa; đảm bảo việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. Vì vậy, mơ hình tổ chức CQĐT cũng phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo sự phù hợp với tổ chức của hệ thống VKS, Tòa án.

Đổi mới tổ chức, hoạt động hệ thống cơ quan CQĐT và VKS nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử là đòi hỏi vừa thường xuyên lại vừa cấp thiết. Để xây dựng tổ chức, bộ máy, hoạt động của CQĐT và VKS hiệu quả cần phải xác định rõ địa vị pháp lý của CQĐT và VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; cụ thể là vai trị của CQĐT và VKS trong

việc nắm, xử lý thông tin về tội phạm. Trên cơ sở đó xây dựng một cơ chế pháp lý khoa học, đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện tốt vai trò; đồng thời xác định tổ chức, bộ máy của hệ thống cơ quan CQĐT và VKS và chiến lược cán bộ trong tiến trình cải cách tư pháp cho phù hợp.

Mơ hình của VKS hiện nay thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về cơ bản là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta. Song để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của VKS nói chung, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP trong thời gian tới, chúng ta cần nghiên cứu, hoàn thiện một số vấn đề sau:

- Viện kiểm sát phải là cơ quan chịu trách nhiệm về kết quả xử lý thông tin về TG, TBVTP đúng pháp luật. Về vấn đề này, những quy định về vai trò của VKS trong BLTTHS năm 1988 phù hợp và có hiệu quả hơn BLTTHS năm 2003.

- Quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của CQĐT và VKS trong hoạt động điều tra. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng XI thì: ”cơng tố gắn với điều

tra”, “tăng cường trách nhiệm của công tố đối với điều tra”. Tuy nhiên, với

cơ chế tổ chức hoạt động của CQĐT và những quy định về quyền, trách nhiệm của VKS như hiện nay thì VKS rất khó thực hiện việc gắn kết này. Các CQĐT hiện nay được tổ chức ở Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng thuộc Chính phủ (trừ Cục Điều tra VKSND tối cao); hoạt động của CQĐT là hoạt động tư pháp, tuân theo luật tố tụng hình sự nhưng lại nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp, chịu sự chỉ đạo về mặt hành chính của các Bộ. Cơ chế này khó tạo ra sự ràng buộc, chế ước giữa VKS và CQĐT trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong việc giải quyết TG, TBVTP nói riêng. Do đó, VKS cũng khó có thể yêu cầu CQĐT thực hiện nội dung theo hướng của VKS mà việc điều tra vẫn theo sự chỉ đạo của cơ quan hành chính. BLTTHS 2003 quy định, VKS có quyền phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT và phải chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn đó nhưng khi xảy ra oan, sai thì VKS phải chịu trách nhiệm bồi thường, cịn CQĐT thì khơng phải chịu trách nhiệm là chưa cơng

bằng, rất khó chấp nhận. Bởi pháp luật tố tụng hiện nay chưa tạo ra một cơ chế pháp lý khoa học đảm bảo cho VKS thực hiện triệt để các quyền năng, nhiệm vụ của mình; và đảm bảo các yêu cầu của VKS được đáp ứng đầy đủ, … làm cho một số quyền của VKS khơng thực quyền, dẫn đến khơng làm trịn chức năng, nhiệm vụ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm trong quá trình giải quyết TG, TBVTP.

Như vậy, để thực hành quyền cơng tố, VKS phải giữ vai trị chỉ đạo hoạt động khởi tố vụ án, hoạt động điều tra và thực hiện việc buộc tội, quyết định truy tố người phạm tội ra trước Toà án để xét xử và bảo vệ quyết định truy tố. Từ góc độ đó, VKS có thể ra quyết định tố tụng quan trọng, tự mình hoặc giao cho CQĐT thi hành hoặc phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT và phải chịu trách nhiệm về việc ra quyết định hoặc về sự phê chuẩn đó.

Viện kiểm sát có quyền, trách nhiệm khơng chỉ trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, mà quan trọng hơn nữa là phát hiện tội phạm và áp dụng mọi biện pháp pháp luật quy định để mọi tội phạm đều bị xử lý. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa quyền hạn, trách nhiệm của CQĐT và VKS trong tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP nhằm phát hiện tội phạm, xác minh và khởi tố vụ án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w