Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 75 - 77)

tin báo về tội phạm

Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Đảng và

Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp đã, đang được thực thi trong thực tiễn và đã thu được những kết quả tích cực. Chất lượng hoạt động tư pháp từng bước được nâng lên góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì cải cách tư pháp hiện nay còn chậm so với yêu cầu và đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra; chính sách hình sự, tuy đã được sửa đổi nhưng chưa theo kịp với tiến trình đổi mới và sự phát triển của xã hội; tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý; đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu dẫn đến sự q tải trong cơng việc; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp còn thiếu thốn lạc hậu. Ngoài ra, những thách thức mới trong giai đoạn hiện nay cũng địi hỏi phải đẩy nhanh tiến trình cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nhận thức rõ tính cấp bách và tầm quan trọng của cơng cuộc cải cách tư pháp nên các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã coi cải cách tư pháp là một nhiệm vụ trọng tâm, một chủ trương lớn cần phải thực hiện tốt. Đặc biệt trong các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02//1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Đối với ngành Kiểm sát nhân dân, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII) của Đảng yêu cầu: “Tập trung làm tốt chức năng công tố, bảo đảm

mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện và xử lý nghiêm minh và kịp thời”; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu: “…; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra;…” và Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ VKS phải: “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.

Như vậy, Đảng và Nhà nước luôn luôn khẳng định trách nhiệm quan trọng của CQĐT và VKS trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; hoạt động điều tra và hoạt động công tố phải xuyên suốt, bao quát quá trình tố tụng kể từ khi giải quyết TG, TBVTP đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tồ án để đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội được phát hiện kịp thời, đầy đủ, xử lý nghiêm minh, có căn cứ và đúng pháp luật, khơng để lọt tội phạm, người phạm tội. Chống để lọt tội phạm, người phạm tội, đồng thời không làm oan người vô tội là hai mặt của một vấn đề trong công tác điều tra của CQĐT và công tố của VKS phải thực hiện.

Để thực hiện tốt yêu cầu trên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giải quyết TG, TBVTP và cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết

TG, TBVTP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w