Giải pháp về nâng cao chất lượng Thành ủy, các cấp ủy, cơ quan tham mưu và về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu xây

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 96)

- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng Thành ủy, các cấp ủy, cơ quan tham mưu và về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu xây

quan tham mưu và về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành ủy

Chất lượng Thành ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy và các cấp ủy, các cơ quan tham mưu có vai trị quyết định đến chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành ủy. Vì vậy, để xây dựng và thực hiện tốt chính sách này, địi hỏi phải khơng ngừng

nâng cao chất lượng của các tổ chức, cá nhân trên đủ sức đề ra chính sách và lãnh đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả chính sách đó.

Nâng cao chất lượng Thành ủy và các cấp ủy chính là nâng cao chất lượng công tác nhân sự và chất lượng lãnh đạo của Thành ủy, các cấp ủy trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo” [38, tr.241].

Chất lượng của Thành ủy, các cấp ủy được tạo nên bởi chất lượng của từng cấp ủy viên. Phẩm chất của cấp viên được thể hiện ở khía cạnh tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan hệ mật thiết với quần chúng; ở sự gương mẫu trong công tác, học tập, rèn luyện, đấu tranh, đi đầu trong công việc; không ngại gian khổ, khơng sợ khó khăn. Trí tuệ của cấp ủy viên thể hiện ở khả năng nắm vững và vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; ở sự đột phá sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đặc điểm quan trọng nhất về phẩm chất, trí tuệ của cấp ủy viên phải là những người có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối chính sách, thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Như vậy, để nâng cao chất lượng Thành ủy, các cấp ủy, trước hết cần quan tâm đến công tác cán bộ, làm tốt công tác nhân sự chuẩn bị cho các kỳ Đại hội Đảng bộ các cấp, lựa chọn đúng những cán bộ tiêu biểu, đầy đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, tài năng, khơng để lọt những người bất tài, cơ hội khi giới thiệu bầu vào Thành ủy và các cấp ủy. Cơ cấu Thành ủy và các cấp ủy cần toàn diện các lĩnh vực, chú ý tăng cường trí thức, các nhà khoa học.

Chất lượng lãnh đạo của Thành ủy, các cấp ủy thể hiện ở mối quan hệ giữa phương thức lãnh đạo của Thành ủy, các cấp ủy với phong cách lãnh đạo của từng cấp ủy viên. Phương thức lãnh đạo hợp lý, phong cách lãnh đạo tốt sẽ chuyển tải một cách toàn diện các nội dung cần lãnh đạo. Thông qua hội nghị Thành ủy, cấp ủy, các cấp ủy viên phát huy tinh thần dân chủ, chủ động,

sáng tạo, trách nhiệm cao, thảo luận để đi đến sự thống nhất chung về quan điểm, chủ trương chính sách, giải pháp để lãnh đạo thực hiện chính sách. Khi đã có chính sách, thơng qua các tổ chức đảng, các cấp ủy Đảng, các đảng viên, đặc biệt là cấp ủy viên phụ trách các ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị để lãnh đạo tổ chức thực hiện. Chính sách của Thành ủy có được tổ chức thực hiện thành cơng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào tài năng, trí tuệ và phong cách của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt của ngành, lĩnh vực, địa bàn. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động của Thành ủy, các cấp ủy, cần tiếp tục rà sốt lại, hồn thiện hơn nữa quy chế làm việc của cấp ủy, trong đó quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng đồng chí cấp ủy viên.

Xây dựng Thành ủy, các cấp ủy thành những tập thể mạnh, đồn kết,

trí tuệ, sáng suốt, cơng tâm, khách quan, tất cả vì mục tiêu phát triển địa phương, đơn vị và Thành phố. Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy trong lĩnh vực xây dựng và phát triển nguồn lực, trong công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài bằng những chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, những chỉ đạo cụ thể trong công việc hàng ngày, thông qua phương pháp làm việc khoa học và có chế độ kiểm tra, kịp thời động viên, khen thưởng những nơi làm tốt và phê bình, rút kinh nghiệm đối với những nơi chưa làm tốt.

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của Bí thư Thành ủy, người đứng đầu các địa phương, đơn vị. Đối với người tài, nhà lãnh đạo, quản lý ngoài vấn đề cốt lõi là động cơ, đạo đức và lương tâm đối với sự nghiệp cách mạng cịn phải có phương pháp khoa học để nhận biết những biểu hiện của nhân tài, từ đó biết cách ứng xử một cách đúng đắn, phải học cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình [38, tr.105].

Nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ sức tham mưu cho cấp ủy đảng trong việc xây dựng và thực hiện tốt chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài, cần những biện pháp:

- Tổ chức cơ quan tham mưu hoạt động đồng bộ, chất lượng, hiệu quả công việc cao từ nghiên cứu lý luận, tham mưu đề ra chính sách, chủ trương đến giúp cấp ủy chỉ đạo thực hiện, kiểm tra quá trình thực hiện trong tồn Đảng bộ, trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân và trong toàn xã hội. Một bộ máy tham mưu mạnh là một bộ máy có chất lượng cao, thể hiện ở năng lực nghiên cứu, năng lực phân tích, tổng kết thực tiễn, đưa ra được những quan điểm chính trị, quan điểm về các lĩnh vực đúng đắn. Cán bộ trong cơ quan tham mưu ngoài vốn cơ bản về học vấn, về hiểu biết chung phải có trình độ lý luận chính trị, có kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý, có năng lực nghiên cứu ở tầm vĩ mơ. Đây là những người hoạt động chính trị, những chuyên gia giỏi về hoạch định chính sách, nên trình độ phải cao.

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, xây dựng quy chế làm việc xác định trách nhiệm của từng cán bộ, chuyên viên. Từng nhiệm kỳ, giai đoạn và từng năm, cơ quan tham mưu xây dựng chương trình làm việc cụ thể. Khơng ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, chuyên viên phù hợp với yêu cầu, đủ sức để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

- Cần đặc biệt coi trọng công tác tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ việc xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành ủy. Đội ngũ cán bộ tham mưu ở Ban Tổ chức phải hội đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức, am hiểu chủ trương, đường lối, nắm vững chính sách, nhạy bén, có phương pháp làm việc khoa học và trải qua kinh nghiệm thực tiễn để có cơ sở vững chắc về lý luận và thực tiễn trong tham mưu xây dựng chính sách và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách. Theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới,

đối với cán bộ tại chỗ, nên cho đào tạo, bồi dưỡng bổ sung chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ và hoạch định chiến lược phát triển con người. Đối với cán bộ bổ sung mới, nên ưu tiên chọn các đồng chí được đào tạo bài bản, đã kinh qua công tác tổ chức cán bộ tại cơ sở để am hiểu sâu về cán bộ; có khả năng nghiên cứu, đề xuất, tham mưu.

- Cấp ủy, lãnh đạo cần mạnh dạn giao cho cán bộ phụ trách, chủ trì các cơng việc cụ thể để rèn luyện, thử thách, phát huy tính năng động, sáng tạo và tăng cường trách nhiệm, qua đó đánh giá được năng lực, sở trường của cán bộ tham mưu, đồng thời biết được những kiến thức, kỹ năng cịn thiếu để có kế hoạch trang bị, bồi dưỡng. Trong giao việc phải giúp đỡ và tạo điều kiện thích hợp để họ làm tốt chức năng tham mưu như: được cung cấp thông tin đúng đắn, kịp thời; dân chủ hóa trong hoạt động nghiên cứu của họ; đảm bảo những điều kiện vật chất ngày càng hiện đại cần thiết cho nghiên cứu…

- Định kỳ cần tổ chức cho cán bộ tham mưu được trao đổi, học tập kinh nghiệm của các địa phương và các quốc gia thành công trong chiến lược trọng dụng, thu hút nhân tài.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w