Kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 41)

* Singapore:

Singapore là nước có diện tích nhỏ, dân số ít, tài ngun thiên nhiên khơng có, nhưng quốc đảo này phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát triển thần kỳ trong quản lý và phát triển kinh tế của nước này một phần đặc biệt quan trọng là ở chính sách thu hút nhân tài bài bản và chuyên nghiệp, thể hiện qua những khía cạnh sau:

Chính sách rõ ràng và bài bản:

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ: nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore.

Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào cơng cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay cịn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nước ngồi) như địn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa.

Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Tháng 10/2001, tại một diễn đàn đại học, ơng Lý Quang Diệu nói với các sinh viên rằng: "Muốn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, y học, giáo dục..., cách duy nhất Singapore phải thực hiện là mở rộng nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát triển được đội ngũ này". Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng: nhân tài "ngoại" không chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là "động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn". Thêm nữa, những người nhập cư cũng góp phần đem lại "sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời sống văn hố của Singapore".

Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới, nhất là những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Chính sách nhân tài nước ngồi của Singapore có nhiều điểm khá tương đồng với Mỹ. Cả hai nước đều đặt ra mục tiêu thu hút nhân tài trước, sau đó mới tiến hành phân cơng cơng việc cụ thể.

Đột phá: Chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước:

Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngồi. Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 người bản địa. Thậm chí, ơng Lý Quang Diệu cịn khẳng định, nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singapore tồn là người có xuất xứ nước ngồi cũng khơng có gì q ngạc nhiên.

Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Cịn với lao động nước ngồi có kỹ năng, tay nghề, ngồi việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp

giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ trong vài ngày. Singapore cũng hạn chế lao động nước ngồi khơng có tay nghề bằng những chính sách cụ thể rất mạnh mẽ.

Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám:

Điểm khác biệt với nhiều nước là ở chỗ, Singapore có chính sách rõ ràng để thực hiện điều này. Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Ấy vậy nhưng mới đây, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn quyết định tăng lương cho các Bộ trưởng, sao cho mức lương đó phải bằng mức lương của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân.

Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh, lương của Thủ tướng là 368.655 USD, lương của các Bộ trưởng trong khoảng 196.000-268.000 USD. Trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm.

Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động không thể thiếu:

Để có được điều này, Singapore phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo một thế hệ thông qua con đường giáo dục. Singapore cũng xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài. Chính vì vậy, ngồi cải tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư, tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singapore rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)...

Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một cơng ty nào đó của Singapore, ít nhất là 3 năm để trả nợ.

Tạo niềm tin người tài ln đứng ở vị trí cao:

Thực tế quản lý bộ máy đất nước Singapore cho thấy, những người đứng đầu đất nước Singapore hiện nay đều là những người rất giỏi. Ông Lý

Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển, nên, không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước, cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ơng nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia.

* Trung Quốc:

Trung Quốc có chiến lược về phát triển nhân tài được triển khai từ rất sớm trên phạm vi cả nước. Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở Trung Quốc đã được thực hiện bài bản, từ khâu tuyển chọn đến xây dựng chương trình, phương thức đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ, đặc biệt chú trọng gửi sinh viên, cán bộ tài năng đi du học và tu nghiệp dài hạn, ngắn hạn ở các nước phát triển. Những người có tài năng thật sự đồng ý phục vụ lâu dài cho đất nước, vợ con họ sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế suốt đời. Có những người cịn được cấp nhà, cấp xe, miễn thuế thu nhập cùng với các biệt đãi khác. Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng chế độ “thẻ xanh”, theo đó, những người tài nước ngồi sẽ được mời nhập cư vĩnh viễn, xuất nhập cảnh và được tạm trú với hộ chiếu có sẵn mà khơng cần visa. Con cái họ được học tập ở các trường nổi tiếng với mức học phí rất thấp, trong khi một gia đình bình thường sẽ phải chi rất nhiều tiền. Trung Quốc coi trọng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, nhưng trước hết tập trung vào 3 lĩnh vực: lãnh đạo, quản lý Đảng, chính quyền; quản lý kinh doanh; kỹ thuật chuyên mơn.

Cuối năm 2008, trước tình trạng hàng ngàn người Trung Quốc ra nước ngoài hàng năm để đi học nhưng nhiều người khơng trở về nước, Chính phủ Trung Quốc tiến hành một chương trình nhằm đưa 2000 nhân tài hàng đầu về nước trong vòng từ 5 đến 10 năm tới. Với hy vọng đảo ngược tình trạng “chảy máu chất xám”, Chính phủ và các cơng ty Trung Quốc đang thâm nhập vào các nước khắp thế giới tìm kiếm tài năng. Để cạnh tranh với các công việc lương cao ở Mỹ, Nhật Bản và những nơi khác, các công ty và đại học Trung

Quốc đã tổ chức các hội chợ việc làm tại nước ngoài và đưa ra những lời đề nghị với mức lương hấp dẫn. Cùng với chính sách lương, các cơng ty Trung Quốc rất chú trọng tăng cường sử dụng các chuyên gia “săn đầu người” để tìm được người giỏi nhất trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng cao. Với cách làm khá công phu này, bước đầu đã thu hút được nhiều du học sinh về nước làm việc ở các trung tâm công nghệ cao.

Chương 2

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w