Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 74)

- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

2.2.3.4. Những vấn đề đặt ra

Thứ nhất, ở tầm cỡ một thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh,

thực ra mà nói những nội dung trong chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài tuy được quan tâm, có nhiều cố gắng và tập trung thực hiện nhưng rõ ràng tính rõ nét chưa cao. Thành phố đang mới làm ở bước đầu là tạo ra nguồn để sản sinh ra nhân tài. Bởi vì hiện nay, trong đội ngũ của các chương trình mà Thành phố đang thực hiện chưa xuất hiện những điển hình xuất chúng. Bên cạnh đó, mức độ lan tỏa của các chương trình cũng chưa rộng rãi và thuyết phục cao trong nhân dân.

Theo Báo cáo kết quả thăm dò dư luận xã hội về 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII do Ban Tuyên giáo Thành ủy thực hiện tháng 9/2010 nhằm phục vụ cho đại hội đảng bộ Thành phố lần IX cho thấy:

- Đánh giá về những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội Thành phố trong 5 năm qua (2005 - 2010): chỉ 41,95% người dân cho rằng phát triển khoa học, giáo dục và cơng nghệ có chuyển biến khá tốt.

- Về hiệu quả của các giải pháp trong 5 năm qua: đối với giải pháp khai thác và phát triển nguồn nhân lực: 29,16% cho là tốt, 40,43% cho là tốt một phần, 23,66% cho là bình thường và 6,75% cho là khơng tốt.

- Thăm dị về triển vọng phát triển của Thành phố 5 năm tới (2010 - 2015): đối với phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ: 73,9% cho rằng sẽ tốt hơn 5 năm qua, 19,83% cho rằng vẫn như 5 năm qua, 1,65% cho rằng kém hơn 5 năm qua và 4,61% khó trả lời.

- Tìm hiểu về những mong muốn, nguyện vọng của người dân đối với những chủ trương, chính sách của Thành phố trong tương lai: 70,4% người dân mong muốn Thành phố tập trung phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ [57, tr.2, 4-5].

Các chỉ số trên thể hiện: thực tế, người dân đánh giá chưa cao đối với những chủ trương, chính sách và hiệu quả đạt được của Thành phố về khai

thác, phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục, khoa học công nghệ trong thời gian qua. Tuy vậy, người dân vẫn rất lạc quan tin tưởng và mong muốn Thành phố sẽ tập trung nhiều hơn nữa cho các vấn đề này.

Vì thế, vấn đề đặt ra tiếp cho Thành phố là từ nguồn cán bộ xây dựng được hiện nay, cần có chính sách đầu tư đỉnh cao, chọn lọc những cán bộ có phẩm chất, năng lực vượt trội qua công tác để đầu tư phát triển cao hơn nữa.

Thứ hai, hiện nay, trong chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của các

địa phương ở nước ta thường có điểm giống nhau: tập trung mạnh việc ban hành chính sách khuyến khích để hút người tài, sau đó đưa đi đào tạo, nhưng cịn khâu trọng dụng thì chưa thấy rõ nét. Ở Thành phố cũng vậy, thời gian qua, nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra phần lớn tập trung ở khâu thu hút, còn khâu trọng dụng thì chủ yếu phụ thuộc vào các đơn vị sử dụng cán bộ, chưa có một cơ chế để cùng quản lý, đánh giá và tác động đến các cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ. Cho nên trong thực tế đã có những trường hợp cán bộ thể hiện năng lực vượt trội nhưng chưa được quan tâm tạo điều kiện để phát triển nhanh. Đây chính là một sự lãng phí nhân tài.

Thứ ba, Thành phố chưa có một cơ chế nào để nhân tài bật lên một

cách tự nhiên. Công tác tuyển chọn đầu vào cũng chủ yếu qua hình thức trao đổi, phỏng vấn, chưa tổ chức thi cạnh tranh để công khai chọn người tài, tạo cơ hội cho người tài khẳng định.

Thứ tư, trong điều kiện hiện nay, nhiều yếu tố đang tác động khơng tích

cực đến chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành phố như: thu nhập thấp, môi trường làm việc chưa phát huy hết khả năng người tài, sức hấp dẫn của mơi trường làm việc bên ngồi...Chính vì vấn đề này mà chẳng những Thành phố khó thu hút được nhân tài mà nhân tài cũng lần lượt ra đi (Trong bản báo cáo về tình hình phát triển Việt Nam năm 2010 mà Ngân hàng Thế giới cơng bố, trong giai đoạn 2003-2007 đã có hơn 16.000 cán bộ, công chức tự nguyện ra khỏi cơ quan nhà nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 40%) [29, tr.4].

Gần đây nổi lên tình trạng, một số trường hợp được đưa đi đào tạo theo chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của Thành phố, sau khi về nhận bố trí cơng tác một thời gian ngắn, đã xin ra khỏi chương trình, chịu bồi hồn kinh phí đào tạo, cũng có những trường hợp chờ đến hết thời gian thực hiện nghĩa vụ công tác rồi xin ra khỏi chương trình để khơng phải bồi hồn kinh phí. Những trường hợp này sau khi ra khỏi chương trình đều làm việc cho các doanh nghiệp. Do đó, giữ chân người tài là vấn đề khó và cấp bách hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w