- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM
2.1.1. Thực trạng nhân tà
2.1.1.1. Ưu điểm
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn của cả nước, với những điều kiện phát triển vượt bậc về mọi mặt, nên theo quy luật tự nhiên, Thành phố có sức thu hút mạnh mẽ đối với nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì thế, Thành phố là nơi hội tụ nhiều nhân tài trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ là nhân tài từ chính con người Thành phố, mà cịn từ khắp mọi miền đất nước và cả người nước ngồi có nguyện vọng đến Việt Nam sinh sống và làm việc.
Tổng quan về nguồn nhân lực Thành phố hiện nay: đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chun mơn cao đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành phố chiếm khoảng 30% so với cả nước; số lao động nghề nghiệp qua đào tạo ngày càng tăng lên đáng kể: Năm 2005: đạt 40%, năm 2006: 42,5%, năm 2007: 45%, năm 2008: 49%, năm 2009: 52%, năm 2010: 55% [16, tr. 2].
Thống kê riêng về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố đến cuối năm 2008 là 107.245 người, trong đó: khối các cơ quan Đảng (Thành phố, quận, huyện, đảng ủy cấp trên cơ sở và cơ sở trực thuộc Thành ủy) là 2.022 người (tỷ lệ 1,9%); khối các cơ quan quản lý Nhà nước (Thành phố và quận, huyện) là 8.271 người (tỷ lệ 7,71%); khối các cơ quan Mặt trận, các đoàn thể CT - XH, tổ chức xã hội nghề nghiệp là 1.777 người (tỷ lệ 1,65%); khối các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, sự nghiệp khác) là 84.108 người (tỷ lệ 78,42%); khối phường, xã, thị trấn là 11.067 người (tỷ lệ 10,32%).
Về trình độ chun mơn: tiến sĩ: 159 người (tỷ lệ 0,15%); thạc sĩ: 1.481 người (tỷ lệ 1,38%); đại học, cao đẳng: 49.663% (tỷ lệ 46,3%). Đa số cán bộ, công chức, viên chức Thành phố được đào tạo cơ bản về chun mơn và lý luận chính trị, có khả năng đảm đương nhiệm vụ, trong đó có nhiều cán bộ thể hiện năng lực vượt trội [49, tr.1].
Nhân tài Thành phố tiếp cận nhanh thông tin, cọ xát thực tiễn phong phú, tích lũy nhiều kinh nghiệm và mở mang kiến thức, tầm nhìn. Đặc biệt là học hỏi được phương pháp, tư duy khoa học và những tiến bộ mới nhất của nước ngồi thơng qua điều kiện làm việc chung và sự giao lưu, hợp tác trong cơng tác và học tập. Nhìn chung, họ tự tin và thành công khi làm việc với nước ngoài hoặc được tuyển dụng vào làm việc trong các tổ chức, cơng ty nước ngồi.
Tuyệt đại đa số nhân tài của Thành phố khơng tự mãn, tích cực nghiên cứu, học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ và tài năng của mình. Con người Thành phố, trước hết là những nhân tài được đánh giá là năng động, sáng tạo, ln tìm tịi cái mới, góp phần tháo gỡ những khó khăn và đề xuất nhiều cái mới cho sự vươn lên của Thành phố phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là trong điều kiện hiện nay.
2.1.1.2. Hạn chế
Sự tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực (thể chất, trí tuệ, phẩm chất) cịn hạn chế trước đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời, so với các nước trên thế giới và trong khu vực, nhân tài cả nước nói chung và Thành phố nói riêng cịn khá khiêm tốn, chưa có nhiều nhân tố nổi trội trên các diễn đàn thế giới và khu vực. Một thực tế trong thời gian qua là khi Việt Nam có nhân tài nổi bật trên thế giới thì phần lớn những nhân tố đó đang sống và làm việc ở nước ngoài.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 - Khóa VIII “về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” của Thành ủy năm 2009 có đánh giá về đội ngũ cán bộ khoa học và chuyên gia:
Còn bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính…, chun gia đầu ngành cịn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận cịn hụt hẫng, chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh và có uy tín ở khu vực và quốc tế. Tinh thần hợp tác, gắn kết đội ngũ trong nghiên cứu khoa học còn yếu, chưa tạo nên những thành tựu lớn trong khoa học. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và cơng nghệ, chưa có nhiều cơng trình được cơng bố ở các tạp chí có uy tín trên thế giới hoặc sáng chế được đăng ký quốc tế. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn còn yếu trong dự báo và định hướng; chưa giải đáp thuyết phục được nhiều vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra; chưa có những cơng trình sáng tạo lớn, nhiều cơng trình cịn sơ lược. Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, cịn ít tác phẩm có giá trị xứng tầm với những thành tựu của đất nước, Thành phố và sự sáng tạo, hy sinh lớn lao của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lĩnh vực lý luận phê bình văn học, nghệ thuật cịn nhiều hạn chế [49, tr.3-4].
Chưa có sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nhân tài đã đặt ra thách thức lớn đối với Thành phố trong quá trình CNH, HĐH. Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới còn thiếu rất nhiều. Dân số gia tăng, nhất là gia tăng cơ học tạo áp lực giải quyết việc làm rất lớn cùng với áp lực hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội vốn đã quá tải, gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của Thành phố.
Vì sống trong mơi trường kinh tế, điều kiện làm ăn sinh sống thuận lợi, nhiều cơ hội việc làm nên khơng ít nhân tài có tư tưởng “đứng núi này, trông núi nọ”, tư tưởng không ổn định, thay đổi nhiều môi trường làm việc, khiến người sử dụng không yên tâm. Một số ít chạy theo lợi ích nhất thời, nên khơng tập trung nâng cao trình độ, tài năng.