Những hạn chế, bấp cập

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)

- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

2.1.2.2. Những hạn chế, bấp cập

Tuy đạt được những kết quả như trên, nhưng so với yêu cầu phát triển và hội nhập của Thành phố thì chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa tương xứng. Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, việc đào tạo đội ngũ chuyên gia, lao động kỹ thuật cao cịn ít, chưa đáp ứng u cầu CNH, HĐH Thành phố.

* Chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn:

Đội ngũ cán bộ quy hoạch dài hạn chưa thu hút được nhiều sinh viên giỏi, chưa đáp ứng nhu cầu, chỉ tiêu đặt ra. Nhiều sinh viên giỏi sau khi tốt

nghiệp đã chọn mơi trường doanh nghiệp để làm việc vì lương cao, nhiều cơ hội và điều kiện để nâng cao trình độ, kỹ năng.

Một bộ phận cán bộ trẻ chưa thực sự n tâm cơng tác, vẫn cịn số ít cán bộ trình độ năng lực trung bình, vào diện một thời gian dài nhưng chậm tiến bộ, triển vọng không rõ.

* Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ:

Cơng tác tuyển sinh chưa thu hút được nhiều sinh viên giỏi, lực lượng cán bộ trẻ còn mỏng so với nhu cầu, chưa thu hút được nhiều cán bộ khoa học trẻ, giỏi vào nguồn. Một số cán bộ, công chức sau khi được đơn vị chọn cử tham gia Chương trình, được Ban Điều hành thẩm định đạt nhưng xin rút, làm mất thời gian, công sức. Số lượng đào tạo trong nước chiếm tỷ lệ khá cao, do cán bộ cơng chức cịn hạn chế trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, các ngành cần mở rộng đào tạo ở nước ngoài như ngành luật, quản lý đô thị (bao gồm: quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước, quản lý quy hoạch…) số học viên cịn q ít. Cũng có những trường hợp đang trong giai đoạn đào tạo lại xin rút khỏi chương trình. Trong số 216 học viên đã hồn thành chương trình đào tạo và được bố trí cơng tác, có 28 cán bộ xin chuyển công tác ra khu vực khác và nghỉ việc. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của Chương trình.

Một số cấp ủy, lãnh đạo đơn vị chưa quán triệt đầy đủ ý nghĩa, yêu cầu và nhận thức đúng tầm quan trọng của chương trình, do đó, việc chỉ đạo thực hiện có nơi chưa tốt, chưa rà soát, phát hiện giới thiệu những cán bộ trẻ triển vọng, sau quy hoạch chưa tập trung xây dựng, thực hiện kế hoạch luân chuyển, đào tạo.

Công tác thu hồi kinh phí đào tạo (đối với những trường hợp được xét chọn, đưa đi đào tạo nhưng sau đó xin ra khỏi chương trình) mất khá nhiều thời gian và gặp khó khăn, nhiều trường hợp kéo dài, chưa thu hồi được.

* Chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước: chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức, chưa tương xứng với tiềm

năng và thế mạnh của Thành phố, chưa thu hút được nhiều chuyên gia tham gia các hoạt động khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển đơ thị.

* Chế độ, chính sách đối với cán bộ được cử đi đào tạo:

Quy định về mức hỗ trợ còn thấp, nhất là hỗ trợ cho cán bộ tự đào tạo (có bằng thạc sĩ: được hỗ trợ 15 triệu đồng, có bằng tiến sĩ: hỗ trợ 25 triệu đồng). Mức hỗ trợ này chỉ mới mang tính chất động viên, chưa thực sự khuyến khích mạnh mẽ để thúc đẩy cán bộ tự đào tạo, nhất là trong điều kiện chế độ lương, thu nhập chưa cao.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w