Những ưu điểm

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)

- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

2.2.1.1. Những ưu điểm

* Kết quả xây dựng chính sách:

Nhận thức tầm quan trọng của cơng tác cán bộ, nhất là vai trị to lớn của cán bộ tài năng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thành phố, đồng thời, để khắc phục tình trạng hụt hẫng, bị động, chắp vá, đảm bảo tính kế thừa và phát triển liên tục trong đội ngũ cán bộ; trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố từng nhiệm kỳ đều có nói về việc quan tâm xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài.

Đặc biệt, năm 1997, Ban Thường vụ Thành ủy có Nghị quyết chun đề về cơng tác quy hoạch và đào tạo cán bộ: Nghị quyết số 13-NQ/TU (khóa VI), ngày 22/01/1997, “Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá VI về quy hoạch và đào tạo cán bộ”, trong đó, tập trung chỉ đạo việc quy hoạch, tạo nguồn cán bộ trẻ. Đây là nghị quyết có tính chất mở màn cho việc xây dựng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành ủy. Có thế nói rằng, từ nhiều năm trước, Thành ủy đã nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải tiến hành ngay việc xây dựng chính sách. Từ Nghị quyết này, các chương trình và chính sách về trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành ủy được ra đời.

Bên cạnh việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và các bộ, ngành cũng như các văn bản của Thành ủy trong cơng tác cán bộ nói chung, Thành ủy và các cơ quan tham mưu đã ban hành các văn bản cụ thể về chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài như sau:

- Kế hoạch số 02-KH/BTCTU, ngày 7/11/2001, về công tác quy hoạch cán bộ dài hạn từ năm 2002 đến năm 2005.

- Hướng dẫn số 01-HD/BTCTU, ngày 20/4/2007, về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ dài hạn giai đoạn 2007 - 2010.

- Kế hoạch số 17-KH/TU, ngày 03/6/2002; Quy định số 375-QĐ/TU, ngày 10/7/2002, về luân chuyển và chính sách đối với cán bộ được luân chuyển.

- Kế hoạch số 07-KH/BTCTU, ngày 02/5/2003, về điều động cán bộ trẻ về công tác tại phường, xã, thị trấn.

- Quyết định số 65/2009/QĐ-UB, ngày 08/8/2009, về ban hành chế độ khuyến khích đối với cán bộ có trình độ đại học và trên đại học về công tác tại phường, xã, thị trấn.

- Chỉ thị số 02-CT/TU, ngày 12/7/2006, về quy hoạch và đào tạo cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Kết luận số 59-KL/TU, ngày 23/7/2009, về một số chính sách hỗ trợ cán bộ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức.

- Thơng báo số 525-TB/BTCTU, ngày 03/12/2003, về biên chế, tiền lương của cán bộ, công chức được cử đi học tập trung dài hạn.

- Chương trình hành động số 53-CTr/TU, ngày 31/8/2009, thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.

- Quyết định số 691-QĐ/TU, ngày 28/10/2003, về ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ trẻ giai đoạn 2001 - 2005.

- Quyết định số 608-QĐ/TU, ngày 30/11/2007, về ban hành Quy chế chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2007 - 2010.

- Quyết định số 869-QĐ/TU, ngày 26/8/2010, về bổ sung Quy chế chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2007 - 2010.

- Kết luận số 61-KL/BTCTU, ngày 30/7/2009, về thực hiện chế độ chi cho các hoạt động triển khai chương trình thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2007 - 2010.

- Thông báo số 367-TB/BTCTU, ngày 24/3/2009, về biên chế, tiền lương đối với cán bộ, công chức thuộc khối sở, ban, ngành và tương đương được cử đi đào tạo trong chương trình thạc sĩ, tiến sĩ.

- Quyết định số 1182-QĐ/TU, ngày 19/06/2009, quy định về biên chế dự phòng.

- Hướng dẫn số 19-HD/BTCTU, ngày 22/6/2009, hướng dẫn thực hiện quy định về biên chế dự phịng của quận, huyện.

- Cơng văn số 3208-CV/BTCTU, ngày 10/8/2009, về bổ sung hướng dẫn thực hiện biên chế dự phịng.

* Chất lượng các chính sách đã được ban hành:

- Về nội dung: Các chính sách được ban hành đã đảm bảo quán triệt được

các quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, về trọng dụng và thu hút nhân tài. Bên cạnh chính sách chung của Trung ương, Thành ủy đã mạnh dạn đề ra chính sách riêng, nhất là các chính sách hỗ trợ kinh phí về đào tạo, các khoản hỗ trợ khuyến khích đối với những trường hợp được chọn cử vào các chương trình trọng dụng, thu hút nhân tài để việc thực hiện chính sách đạt hiệu quả, như: những trường hợp được chọn vào chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được hỗ trợ 100% các khoản chi phí phục vụ cho việc học tập (học phí, tài liệu học tập, vé máy bay, sinh hoạt phí…).

Khi đề ra ý tưởng xây dựng chính sách, Thành ủy dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn thời gian qua, địi hỏi của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố và dự báo nhu cầu trong thời gian tới, điển hình như Nghị quyết 13-NQ/TU, ngày 22/01/1997, “Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá VI về quy hoạch và đào tạo cán bộ”.

Trong q trình xây dựng chính sách, Thành ủy và các cơ quan tham mưu có tham khảo, học tập kinh nghiệm của các tỉnh, thành và các nước có nhiều giải pháp tốt trong việc trọng dụng, thu hút nhân tài; tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Các chính sách của Thành ủy ngày càng được hoàn thiện sát với thực tiễn, từng giai đoạn đều có kế hoạch trên cơ sở rút kinh nghiệm thực hiện của giai đoạn trước, tập trung vào những vấn đề đặt ra cần có hướng chỉ đạo giải quyết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên đã kịp thời điều chỉnh những quy định chưa phù hợp. Tiêu chuẩn, điều kiện của các đối tượng được chọn vào các chương trình trong chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành ủy được đặc biệt quan tâm để nâng cao chất lượng của chương trình, chọn được đúng người tài giỏi vào chương trình. Quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối tượng này ngày càng được quy định chặt chẽ hơn.

Khi ban hành chính sách cũng đồng thời đề ra quy chế, kế hoạch, xác định chỉ tiêu ngày càng cao hơn, xây dựng giải pháp, giao trách nhiệm cụ thể và tập trung các nguồn lực để đảm bảo thực hiện thành cơng chính sách. Thành ủy quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, đã quyết định thành lập riêng Phòng quy họach - đào tạo cán bộ trực thuộc Ban Tổ chức Thành ủy để làm nhiệm vụ tham mưu cho Thành ủy thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài với cơ chế 1 Phó Trưởng Ban Tổ chức phụ trách chung. Phịng được chia thành 4 bộ phận: đào tạo, bồi dưỡng; quy họach cán bộ trẻ dài hạn; quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ cơng nhân và chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Biên chế của Phòng hiện nay có 10 cán bộ, trong đó có 1 trưởng phịng, 3 phó trưởng phịng phụ trách các mảng cơng tác.

- Về thẩm quyền, thủ tục xây dựng, ban hành chính sách và thể thức văn

bản:

Được thực hiện đúng quy định, đảm bảo thẩm quyền, thủ tục, theo tính chất và các vấn đề đặt ra trong chính sách, Ban Thường vụ, Thường trực

Thành ủy chỉ ký quyết định ban hành những vấn đề lớn, những vấn đề chưa có trước đó như ra nghị quyết, quy chế thực hiện các chương trình của chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài. Những vấn đề đã có chủ trương, nghị quyết thì Thành ủy chỉ tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, rút kinh nghiệm và ra kết luận tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Những vấn đề có tính chất hướng dẫn hoặc kế hoạch cụ thể thực hiện chính sách thì giao cho Ban Tổ chức Thành ủy ban hành. Như vậy, trong việc xây dựng, ban hành chính sách có sự phân công trách nhiệm rõ ràng để tạo sự chủ động, chất lượng chính sách cũng tăng lên mà vị trí pháp lý của chính sách vẫn được đảm bảo.

Ngơn ngữ, văn phong được dùng trong xây dựng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Thành ủy nhìn chung đảm bảo tính khn mẫu; tính khách quan; tính ngắn gọn, dễ hiểu; tính hiệu lực thi hành. Kỹ thuật trình bày rõ ràng, bố cục hợp lý, cân đối theo quy định thể thức văn bản trong Đảng.

* Quy trình xây dựng chính sách:

Được thực hiện nghiêm túc, đúng theo trình tự quy trình và tinh thần các bước xây dựng, ban hành chính sách chung, từ khâu chuẩn bị dự thảo chính sách cho đến quyết định ban hành chính sách. Khi đã thống nhất chủ trương, Thành ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy giao Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì nắm tình hình, khảo sát thực trạng, soạn thảo tham mưu nội dung (khi cần thiết, phối hợp với các đơn vị liên quan để soạn thảo), tổ chức góp ý kỹ trong nhóm soạn thảo, trong nội bộ các phịng của Ban Tổ chức trước khi ra Lãnh đạo Ban. Tùy theo nội dung, có thể lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho bản dự thảo; báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy nội dung bản dự thảo để xin ý kiến trình ra hội nghị Thành ủy hoặc hội nghị Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy quyết định và hồn chỉnh các thủ tục trình ký văn bản.

Việc xây dựng các chính sách đều được kèm theo kế hoạch và tiến độ thực hiện đảm bảo theo yêu cầu. Đối với việc tổ chức lấy ý kiến góp ý, bộ phận soạn thảo gửi dự thảo hoặc tổ chức hội nghị góp ý trực tiếp, gửi trước

văn bản để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến đóng góp, tổng hợp đầy đủ và đúng theo ý kiến đóng góp của các đơn vị để hồn chỉnh dự thảo chính sách và chịu trách nhiệm về nội dung thuộc chuyên môn do mình phụ trách. Các đơn vị, cá nhân tham gia nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm được nâng cao. Sự phối hợp giữa đơn vị chủ trì soạn thảo chính sách với các đơn vị tham gia được đảm bảo nhịp nhàng, thơng tin đầy đủ, thơng suốt. Việc góp ý cho dự thảo chính sách được các đơn vị tham gia trả lời bằng văn bản theo yêu cầu của bên chủ trì soạn thảo.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của thành uỷ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w