- So với tổng chi % 2,14 1,77 2,36 1,7
2.3.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện công tác bảo trợ xã hộ
Trong những năm qua, mặc dù công tác bảo trợ xã hội đã được các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương quan tâm song việc bố trí, sắp xếp cán bộ thực hiện cơng tác bảo trợ xã hội vẫn cịn nhiều bất cập và khó khăn. Tính đến năm 2010, tồn thành phố có 598 cán bộ, cơng chức và viên chức trong ngành Lao động thương binh xã hội. Cấp thành phố 345 người; cấp quận, huyện 85
người; cấp xã phường 168 người. Trong số 598 cán bộ, công chức và viên chức trong ngành Lao động thương binh xã hội, trong đó có 01 người quản lý chung về cơng tác bảo trợ xã hội, có 285 cán bộ, viên chức chuyên trách trực tiếp làm công tác bảo trợ xã hội tại 13 cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố, số cịn lại (313) cán bộ, cơng chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã không phải chuyên trách, thường kiêm nhiệm công tác bảo trợ xã hội.
Với tổ chức, bộ máy và lực lượng cán bộ, cơng chức hiện có, đã góp phần duy trì tốt hoạt động của ngành LĐTBXH, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động vẫn cịn bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là: Do tính chất, đặc điểm và đặc thù của ngành; sự thay đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ thường xuyên, do vậy tổ chức, bộ máy thiếu tính ổn định. Đội ngũ cán bộ của ngành từng bước được đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tỷ lệ đội ngũ cán bộ cấp xã, phường chưa qua đào tạo chun mơn cịn cao, thường xun thay đổi do khơng có định suất, biên chế, tiền lương và thu nhập thấp, cán bộ trẻ có tâm huyết đối với ngành cịn ít. Hầu hết là cán bộ LĐTBXH kiêm nhiệm, chưa được bố trí cán bộ chun trách cơng tác bảo trợ xã hội, nhất là cán bộ xã, phường (168). Theo quy định của Nhà nước về tổ chức, biên chế chính quyền địa phương cấp xã, phường cán bộ theo dõi cơng tác LĐTBXH là cán bộ văn hố xã hội, nhiều xã, phường bố trí là cơng chức nhưng cũng cịn rất nhiều xã, phường bố trí lao động hợp đồng để thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ bán chuyên trách cấp xã được bố trí 03 người, bao gồm cán bộ LĐTBXH, cán bộ xố đói giảm nghèo và cán bộ theo dõi cơng tác trẻ em. Hầu hết cán bộ làm cơng tác bảo trợ khơng có trình độ chun mơn đúng chun ngành vì vậy việc triển khai cơng tác bảo trợ xã hội trong một số năm qua cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là việc giải quyết chế độ chính sách đối với đối tượng bảo trợ. Mặt khác, những chính sách về bảo trợ xã hội ngày càng được mở rộng, trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác bảo
trợ thường xuyên thay đổi; việc tích luỹ và thiếu kinh nghiệm, nắm bắt đối tượng, chính sách để xuất và giải quyết chế độ vẫn còn hạn chế.
Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện chương trình chưa có. Hiện tại cán bộ làm cơng tác chăm sóc, ni dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội ngồi tiền lương theo quy định cịn được hưởng phụ cấp đặc thù mức 0,2 theo hệ số lương và các khoản phụ cấp. Đối với cán bộ cấp xã, phường đây là đầu mối cuối cùng và quan trọng trong quản lý đối tượng, thực hiện các chính sách cho đối tượng song chưa được xếp lương, ngạch bậc, chỉ dừng lại ở việc thực hiện phụ cấp cao hơn mức lương tối thiểu khoảng 10%, không được hỗ trợ công tác phí... Đây cũng là một trong những bất cập trong việc triển khai chương trình đến đúng đối tượng trong nhiều năm qua.
Năm 2010, khi Nghị định 13/2010/NĐ-CP ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 67/2007/NĐ-CP về các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì cơng tác quản lý đối tượng, chi trả trợ cấp đã được quan tâm và được trích chi phí hoạt động, trong đó cán bộ xã trực tiếp làm công tác quản lý, chi trả được UBND thành phố quy định trích tỷ lệ 0,4% tổng số tiền chi trả nhưng được giới hạn tối đa không quả 400.000 đồng/tháng và tối thiểu không thấp hơn 150.000 đồng/tháng. Đối với các phòng LĐTBXH các quận, huyện tỷ lệ hoa hồng chi trả được trích lại 0,15% để hỗ trợ các hoạt động quản lý, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, quản lý đối tượng và thực hiện chi trả. Khoản kinh phí trích lại này phần nào đã góp phần cải thiện đời sống, hỗ trợ để cán bộ làm công tác bảo trợ xã, phường trong q trình thực hiện nhiệm vụ.
Ngồi số cán bộ, công chức, viên chức ngành lao động, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để nắm bắt đối tượng được thường xuyên rất cần đến sự cộng tác của cộng tác viên hoạt động công tác xã hội ở các thơn, tổ dân phố, song với phụ cấp hàng tháng bình quân cho mỗi người bằng 0,13% mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước, mức phụ cấp này tuy thấp,
song đã góp phần đáng kể trong việc triển khai chương trình về bảo trợ xã hội ở địa phương.
Tuy số lượng cán bộ công chức, viên chức nhiều, nhưng hầu hết kiêm nhiệm nhiều mảng công việc, do vậy công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách chưa thường xuyên, chủ yếu kết quả triển khai, thực hiện mới là số báo cáo từ các cơ sở, việc kiểm tra chỉ mang tính xác suất, chưa phản ánh tính tồn diện. Việc thực hiện tổng kết đánh giá các chính sách sau giai đoạn 3 năm, 5 năm chưa được triển khai nên khó có thể thấy hết được tính hiệu quả, những hạn chế trong q trình triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.