Kiến nghị với địa phương

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 118 - 121)

- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87

3.3.2. Kiến nghị với địa phương

Để đảm bảo duy trì thực hiện tốt các chính sách bảo trợ trên địa bàn thành phố, góp phần giữ vững ổn định xã hội thúc đẩy quá trình phát triển thành phố nhanh, bền vững, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, các Sở, Ban, Ngành có liên quan và UBND các quận, huyện của thành phố trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nên ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, tăng cường lãnh đạo đối với việc thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo an sinh.

Một là, sớm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về lãnh đạo, chỉ

đạo của thành phố, các quy định về chính sách trợ cấp, trợ giúp, cứu trợ, cơ chế huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực... để triển khai tại địa phương. Cần xây dựng, ban hành kế hoạch, chương trình tổng thể về bảo trợ xã hội với các mục tiêu cụ thể về hỗ trợ đời sống, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, dạy nghề, việc làm và tiếp cận các dịch vụ công... với nguồn lực cụ thể từ ngân sách nhà nước, từ xã hội hoá... và quy định rõ cơ quan thường trực triển khai, trách nhiệm của các Sở, ban ngành, địa phương trong việc thực hiện bảo trợ xã hội của địa phương.

Hai là, để tiếp tục thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội cần chú trọng

cơng tác truyền thơng, giới thiệu, tun truyền chính sách sâu rộng trong nhân dân; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp và đối tượng thụ hưởng; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hành chính cơng, quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ để thực hiện chính sách đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục tiêu.

Ba là, cần ban hành chính sách bảo trợ của thành phố với xu hướng

ngày càng mở, độ che phủ chính sách bảo trợ xã hội ngày càng rộng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của thành phố góp phần tăng cường vai trò của

Nhà nước đồng thời huy động mọi nguồn lực của xã hội, nâng cao trách nhiệm và năng lực tự an sinh của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; vừa trợ giúp kịp thời, hiệu quả trong việc bảo đảm mức sống tối thiểu của người dân, góp phần thúc đẩy xố đói giảm nghèo. Xây dựng các chính sách và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội một cách linh hoạt, ứng phó có hiệu quả với các biến cố, rủi ro, theo hướng cùng với việc tăng cường trợ giúp thường xuyên và đột xuất từ ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng các kênh và hình thức trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo dựa vào cộng đồng với sự tham gia của các doanh nghiệp, của xã hội và kiều bào ta ở nước ngoài; tranh thủ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.

Bốn là, cần đẩy mạnh việc chủ động phịng chống và ứng phó kịp thời

có hiệu quả thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại về người và của, nhất là những vùng thường xuyên xảy ra bão lũ; nghiên cứu hình thành các quỹ dự phịng và cơ chế trợ giúp tại các địa phương để hỗ trợ kịp thời cho nhân dân khi có rủi ro đột xuất, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu tồn cầu có ảnh hưởng nhất định đến địa bàn thành phố.

Năm là, kiện tồn lại đội ngũ cán bộ làm cơng tác xã hội từ thành phố

đến xã, phường đảm bảo đủ chuẩn, có năng lực trong việc tổ chức thực thi chính sách, kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá, đề xuất chính sách mới hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp hơn và hồn thiện hơn. Trước hết, thành phố cần có chủ trương rà sốt, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ, qua đó có kế hoạch sắp xếp, tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu của nghề công tác xã hội.

Sáu là, đảm bảo cân đối nguồn kinh phí cho các hoạt động bảo trợ xã

hội, trong đó nên chỉ đạo phân định rõ nguồn kinh phí chi cho đảm bảo xã hội và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

KẾT LUẬN

Chính sách bảo trợ xã hội là một trong những chính sách xã hội thuộc hệ thống chính sách an sinh xã hội có vai trị quan trọng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Chính sách bảo trợ xã hội ban hành phù hợp với điều kiện thực tế và được triển khai hiệu quả góp phần đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, tạo điều kiện để xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện địa, phát triển bền vững.

Trong nhiều năm qua, cùng với nhiều chính sách phát triển kinh tế, Đà Nẵng luôn quan tâm đến thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, gắn với từng bức thực hiện công bằng xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong việc giải quyết những vấn đề trọng tâm, bức xúc. Quá trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách bảo trợ xã hội, qua đó đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những mặt làm được, những hạn chế, tìm ra ngun nhân, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu, nhằm thực hiện chính sách bảo trợ trên địa bàn thành phố trong những năm đến đảm bảo hiệu quả và đồng bộ.

Để hệ thống chính sách bảo trợ xã hội được phát huy vai trò vừa như một tấm lưới chắn, vừa như một yếu tố nhằm nâng cao năng lực cho nhóm yếu thế vươn lên trong cuộc sống, địi hỏi sự quyết tâm khơng chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước ở Đà Nẵng với những giải pháp dựa trên một chiến lược nhất quán, hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp và bộ máy thực thi có năng lực mà cần có sự chung tay của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính xã hội và của cả cộng đồng và bản thân các đối tượng yếu thế. Những kết quả của nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp phần đẩy mạnh việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w