Q trình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 38)

Từ những năm đầu khi đất nước mới độc lập 1945 đến năm 1986. Sự cần thiết của cứu trợ xã hội được thể hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1945- 1954, trong giai đoạn này, sau khi ra đời Nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hoà, Nhà nước phải đối mặt với mn vàn khó khăn, Chính phủ đã tập trung vào 2 lĩnh vực là cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội, song chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phá kho thóc bị Nhật chiếm đóng chia cho mọi người góp phần ngăn chặn nạn đói. Sau khi thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Hồ Chủ tịch đã xác định rõ phải chống 3 loại giặc, trong đó có giặc đói, phát động nhường cơm sẻ áo, lập “hũ gạo tiết kiệm” trợ giúp những người nghèo khó. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1946, Điều 14 đã ghi nhận các quyền hưởng bảo hiểm xã hội của công viên chức nhà nước, việc chăm sóc, giúp đỡ những người già cả, tàn tật, trẻ em mồ côi... Trong cải cách ruộng đất, người nghèo, tàn tật, neo đơn được chia ruộng, giảm tô. Sự thành công của cứu trợ xã hội giai đoạn này thể hiện thông qua các biện pháp tương trợ cộng đồng truyền thống mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”, “Quyên góp cứu giúp những người nghèo khổ”,“giúp thương binh”... Giai đoạn 1954-1975 công tác cứu trợ xã hội được thực hiện thông qua nhiều văn bản như: Tháng 11/1954, Hội đồng Chính phủ (HĐCP) lập Ban Cứu tế xã hội ở Trung ương và địa phương. Thông tư 123-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1959 về thành lập quỹ “Nghĩa thương”; Thông tư 157-CP ngày 25 tháng 8 năm 1966 về chính sách đối với nhân dân bị tai nạn chiến tranh; Thông tư 202-CP ngày 26 tháng 11 năm 1966 về chính sách đối với người già, trẻ em mồ côi không nơi nương tự và những người tàn tật... Giai đoạn 1975-1986, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết hậu quả xã hội của chế độ cũ đã đặt ra nhiều vấn đề, Bộ Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư số

06-TT/TBXH ngày 18 tháng 3 năm 1978 quy định chế độ đối với người mắc bệnh tâm thần mãn tính nặng được ni dưỡng tập trung, Nhà nước đã từng bước ban hành các Quyết định 354-CP ngày 27 tháng 9 năm 1979 về trợ cấp khó khăn cho cán bộ, cơng nhân viên chức nhà nước... nhờ vậy đối tượng cứu trợ đã được mở rộng hơn.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, trợ giúp các đối tượng yếu thế. Các chính sách phải tạo mơi trường pháp lý- hành chính và chuẩn mực đạo đức xã hội phù hợp để mọi gia đình, cộng đồng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đối tượng yếu thế, đồng thời tạo cơ hội cho các đối tượng phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, nhân cách, phát huy được kiến thức... Trở thành người có ích cho xã hội. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa ra định hướng chung về chính sách phát triển hệ thống bảo trợ xã hội:

Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển các cơng trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người có cơng với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội [7, tr.94].

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, năm 1996, đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề phân phối:

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình [8, tr.113].

Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện. Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên tồn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi [8, tr.116].

Từ khi thực hiện đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta càng quan tâm thực hiện các chính sách cứu trợ, bảo trợ xã hội đối với những người có hồn cảnh khó khăn. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về trợ giúp xã hội như: Bộ luật lao động, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật số 64/2006/QH11 của Quốc hội về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Pháp lệnh người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/7/1998, Pháp lệnh số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 về Người Cao tuổi của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Nghị định 05/CP ngày 26 tháng 1 năm 1994 quy định điều chỉnh chế độ trợ cấp lương hưu đối với đối tượng chính sách xã hội; Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh về Người tàn tật; Quyết định số 301/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2005-2010, Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Chăm sóc trẻ mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010, Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các sơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,; Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Quyết định số 31/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề cơng tác xã hội giai đoạn 2010-2020... Các văn bản pháp luật đã quy định rõ phạm vi hưởng, đối tượng, chế độ, nguồn tài chính thực hiện bảo trợ xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện bảo trợ xã hội ở nước ta. Giai đoạn này phạm vi và đối tượng của chính sách bảo trợ xã hội được mở rộng, tạo nên một hệ thống tương đối đầy đủ so với thông lệ quốc tế. Sự quan tâm, định hướng của Đảng, Nhà nước đã thể hiện thông

qua việc ban hành hàng loạt các văn bản tạo hành lang pháp lý để thực hiện trên thực tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w