Nội dung bảo trợ xã hộ

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Nhà nước với vai trò chủ đạo cùng với các nguồn lực khác thực hiện bảo trợ cho đối tượng yếu thế tồn tại, ổn định và có cơ hội phát triển, hồ nhập cộng đồng thông qua bảo trợ các lĩnh vực thiết yếu của đời sống đó là: đời sống, y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm và các dịch vụ công cộng khác. Nội dung của Bảo trợ xã hội có thể tóm tắt ở mơ hình 1.1

Sơ đồ 1.1: Mơ hình bảo trợ xã hội

Thứ nhất: Chăm sóc đời sống vật chất (trợ cấp xã hội).

Bao gồm trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất từ nhiều nguồn lực khác nhau như nguồn ngân sách nhà nước và nguồn huy động của cộng đồng, xã hội. Tuỳ thuộc vào tình trạng nguy kịch nhiều hay ít, có tính tạm thời hay lâu dài, hồn cảnh của bản thân và gia đình họ trong quan hệ của cứu trợ xã hội. Do vậy tuỳ theo tính chất và mức độ mà người ta phân biệt trợ giúp thường xuyên hay trợ giúp đột xuất.

+ Trợ cấp xã hội thường xuyên là hình thức trợ cấp đối với những đối

tượng bảo trợ xã hội trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm) hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng. Đối tượng của trợ cấp thường xuyên là

Sức khỏe (y tế) Giáo dục (văn hóa) Dạy nghề, việc làm Dịch vụ công Đời sống (trợ cấp) Nhà nước, tổ chức , cộng đồng

(Thơng qua chính sách, nguồn lực tài chính...)

Đối tượng yếu thế (tiếp cận, thụ hưởng...)

trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, người tâm thần mãn tính... họ khơng thể tự lo được cuộc sống của chính bản thân và cũng khơng có người thân ni dưỡng.

Trợ cấp xã hội thường xuyên là loại trợ giúp bằng tiền, hiện vật mà nhà nước định ra để trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội thường xuyên. Trợ cấp xã hội thường xuyên không ổn định mà biến động theo thời gian, không gian. Tuỳ vào điều kiện phát triển kinh tế của mỗi nước, sự khó khăn thiệt thịi của từng nhóm đối tượng mà mức trợ cấp cho các đối tượng qua từng thời kỳ là khác nhau, song có thể nói trợ giúp thường xuyên là khoản trợ cấp giúp cho những đối tượng có thể tồn tại và đảm bảo cuộc sống của mình ở mức tối thiểu. + Trợ cấp xã hội đột xuất là sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho những người gặp rủi ro do thiên tai và những lý do bất khả kháng khác nhằm giúp họ vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo, khắc phục hậu quả rủi ro để ổn định, hoà nhập cuộc sống.

Thứ hai: Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ thơng qua chính sách bảo hiểm y tế,

khám chữa bệnh, phục hồi chức năng... để huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính, qua đó đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp cận với dịch vụ y tế, được miễn một phần hoặc tồn bộ chi phí khám chữa bệnh, được điều trị phục hồi chức năng... Từ đó đã góp phần tích cực vào việc chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cho đối tượng bảo trợ đồng thời thực hiện mục tiêu nhân đạo trong lĩnh vực y tế và công bằng xã hội.

Thứ ba: Hỗ trợ giáo dục, học văn hố. Nhà nước bằng chính sách, biện

pháp của mình hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp cận với giáo dục, được đến trường, học văn hố... Với chính sách hỗ trợ về giáo dục giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội được nâng cao nhận thức, giảm thiểu những khó khăn, hội nhập và phát triển từ đó tăng cường sự đóng góp cho xã hội, cộng đồng.

Thứ tư: Hỗ trợ về dạy nghề, việc làm để tạo điều kiện cho những người

nhập ổn định đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Nhà nước đóng vai trị chủ đạo, thơng qua các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề (dạy nghề, miễn giảm học phí, vay vốn...) tạo việc làm (tìm và hỗ trợ tìm việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất...) giúp cho đối tượng được bảo trợ xã hội có được trình độ học vấn cao hơn, tự tin hơn để bước vào đời, tiếp cận được với thị trường lao động và có được cơ hội việc làm tốt nhất.

Thứ năm: Hỗ trợ tiếp cận văn hoá, thể thao, các hoạt động xã hội, hồ

nhập cộng đồng. Tiếp cận các cơng trình cơng cộng, tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động xã hội là nhu cầu thiết yếu của con người nói chung và của nhóm những người yếu thế nói riêng. Để giúp cho những người yếu thế có điều kiện phát huy tiềm năng, có cơ hội tiếp cận, tham gia với các hoạt động xã hội thì nhà nước phải có các chính sách trợ giúp nhất định đồng thời khơi dậy sự giúp đỡ của cộng đồng đối với nhu cầu hoà nhập của đối tượng yếu thế.

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w