- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87
3.2.3.3. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, thực thi các chế độ chính sách
- Triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước và của thành phố.
Mặc dù, thành phố, các cấp các ngành trong những năm qua đã làm tốt công tác tuyên truyền, khảo sát và giải quyết chính sách trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của chính sách bảo trợ theo pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng cịn một số khơng ít những đối tượng chưa được hưởng chính sách của Nhà nước. Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên đó là cơng tác quản lý, nắm bắt đối tượng chưa thật sự chặt chẽ, thiếu thường xuyên và chưa đồng bộ. Do vậy, thành phố cần tổ chức tổng điều tra đối tượng yếu thế phân loại và quản lý đối tượng trên phạm vi toàn thành phố, xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, định kỳ thống kê, rà sốt có sự tham gia của cộng đồng giúp cho công tác xét, chọn đúng đối tượng thuộc diện xét trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp với tình hình của địa phương, góp phần đơn giản hố các thủ tục hành chính để các đối tượng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm quản lý đối tượng phổ biến và áp dụng đến tận xã phường, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và thực hiện chính sách trên địa bàn.
- Tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi để các đối tượng yếu thế (có khả năng) ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. Tiếp tục thực hiện các chương
trình trợ giúp xã hội tạo điều kiện cho các đối tượng ngày càng tiếp cận thuận lợi hơn, bình đẳng hơn, chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án như: Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về người cao tuổi thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch trợ giúp người tàn tật; Chương trình chăm sóc thay thế trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, vận động các tổ chức quốc tế tài trợ để thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho đối tượng bảo trợ xã hội tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng yếu thế (có khả năng) ổn định cuộc sống, hồ nhập cộng đồng.
- Xã hội hoá nguồn lực thực hiện. Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của thành phố cịn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, cùng với việc cải cách các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội (ASXH), vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách. Cùng với việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ NSNN, cần có sự tài trợ của các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Thành phố cần tranh thủ nhiều hơn nữa sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế về hợp tác đầu tư, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hoạt động và kêu gọi sự đóng góp, vận động thực hiện các hoạt động nhân đạo, xã hội, từ thiện, đóng góp xây dựng quỹ an sinh xã hội.
Từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính và cơ chế huy động nguồn lực. Một trong những khó khăn dẫn đến số lượng đối tượng bảo trợ xã hội được thụ hưởng còn thấp là do cơ chế tài chính chưa rõ ràng. Giai đoạn tới cần xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện. Quy định cụ thể về nguồn ngân sách, quá trình lập kế hoạch từ dưới lên, trong đó có sự định lượng đối tượng,
mức trợ cấp để bố trí ngân sách tương xứng. Cần đẩy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ưu tiên cho thực hiện chính sách trợ cấp, các nguồn huy động và lồng ghép khác tập trung cho thực hiện các chương trình và dự án trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội.
- Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí một cách hiệu quả, cơng khai minh bạch từ khâu thẩm định xét duyệt hồ sơ, chi trả trợ cấp... Tiến hành tổng
rà soát đối tượng bảo trợ xã hội trên toàn thành phố, lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cộng đồng và hằng năm rà soát lại theo nguyên tắc có sự tham gia của người dân, của cộng đồng (bảo đảm đồng thuận của đối tượng bảo trợ xã hội hoặc người bảo trợ cho đối tượng, cộng đồng và chính quyền địa phương). Từ đó, chọn đúng đối tượng thuộc diện xét trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố trong từng thời kỳ, đồng thời đơn giản hố các thủ tục hành chính để các đối tượng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp.
- Cơng khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn vận động ủng hộ.
Một trong những điều kiện quan trọng để huy động có hiệu quả nguồn lực của xã hội đóng góp thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đó là cơng tác quản lý, công khai và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí. Trong thời gian đến thành phố cần ban hành quy chế quản lý sử dụng nguồn kinh phí từ vận động, ủng hộ. Bởi hiện nay thành phố đã triển khai thực hiện đúng quy định của Nghị định 64 của Chính phủ, theo đó UBMTTQVN các cấp là đơn vị chủ trì, tiếp nhận nguồn tiền, hàng cứu trợ, song đối với phần ủng hộ qua ngân sách vẫn do cơ quan Nhà nước quản lý. Nên chăng trong thời gian đến, thành phố nên thống nhất thành lập Quỹ An sinh xã hội để quản lý nguồn kinh phí vận động để thực hiện việc cứu trợ và thực hiện an sinh xã hội và chính sách bảo trợ xã hội. Định kỳ cơng khai minh bạch các nguồn tài chính, có sự giám sát của đơn vị tài trợ, ủng hộ của Mặt trận và các tổ chức thành viên và cộng đồng.