Yếu tố tác động tới bảo trợ xã hộ

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

- Nhóm nhân tố kinh tế tác động đến bảo trợ xã hội bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình qn, chính sách thuế...

Khi kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân nâng lên tức là mức sống của đại đa số nhân dân được cải thiện, tăng cao do đó mức sống tối thiểu của người dân cũng phải từng bước được nâng lên; do vậy chính bảo trợ xã hội cũng phải từng bước cải thiện cho phù hợp theo hướng:

Thứ nhất, mở rộng diện đối tượng hưởng, nâng dần mức trợ cấp xã hội,

bảo đảm mức sống tối thiểu ngày càng nâng cao cho các đối tượng bảo trợ xã hội, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế và mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên việc xác định chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp khác phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đối tượng bảo trợ xã hội, song phải tính đến khả năng chi trả của ngân sách nhà nước, theo mức độ tăng trưởng của nền kinh

tế. Tuy vậy, phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tăng đột biến các khoản chi tiêu cho bảo đảm xã hội nói chung và chính sách bảo trợ xã hội nói riêng.

Thứ hai, bản thân việc thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội cũng góp

phần giữ vững ổn định xã hội tạo cơ hội cho phát triển kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Kinh tế muốn phát triển và tăng trưởng phải dựa trên một xã hội ổn định và an toàn. Sự ổn định, an toàn xã hội cho phép các nhà đầu tư yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế, từ đó có nguồn lực để thực hiện bảo trợ xã hội.

Tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực để Nhà nước thực hiện việc từng bước mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội, mở rộng chính sách trợ cấp xã hội, các chính sách bảo trợ hướng tới tạo cơ hội và năng lực cho đối tượng bảo trợ xã hội tự vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. Khi đối tượng bảo trợ xã hội hoà nhập cuộc sống cộng đồng, bản thân đối tượng cũng tạo ra được thu nhập, đóng góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế, và quan trọng hơn là nó giảm chi ngân sách nhà nước cho các đối tượng bảo trợ xã hội khi họ đã tự lực được trong cuộc sống, và lúc này họ khơng cịn là đối tượng bảo trợ xã hội nữa.

Thu nhập của người dân tăng cao, bằng chính sách thuế phù hợp, Nhà nước đóng vai trị người điều phối thực hiện phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo và người yếu thế góp phần thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội.

- Nhóm nhân tố phi kinh tế tác động đến bảo trợ xã hội bao gồm nhận thức của xã hội, người dân, yếu tố về văn hoá...

Những nơi nhận thức của người dân cho rằng nhóm người yếu thế là gánh nặng của xã hội, có cái nhìn kỳ thị, phân biệt đối với nhóm người yếu thế thì ở đó cơng tác bảo trợ xã hội hạn chế, đối tượng yếu thế sẽ càng chịu nhiều thiệt thịi và khơng đủ tự tin để hoà nhập cộng đồng. Ngược lại những nơi có truyền thống tương thân tương ái, có trách nhiệm với xã hội cộng đồng

thì đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hồ nhập cộng đồng...

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng nhất định đến hệ thống an sinh xã hội, trong đó có các chính sách bảo trợ xã hội. Bởi hệ thống các chính sách bảo trợ xã hội đóng một vai trị như một chốt chặn cuối cùng cho nhiều tầng lớp nhân dân - nhất là những tầng lớp dưới cùng của xã hội, khỏi phải rơi vào vịng xốy của đói nghèo, của sự khốn cùng và cuối cùng là khỏi nguy cơ bị gạt ra ngoài lề của cuộc sống. Chính vì vậy, các chính sách xã hội nói chung, chính sách bảo trợ xã hội nói riêng ln mang trên mình một trọng trách chính trị quan trọng, là cơng cụ điều hành xã hội của các hệ thống chính trị, của các đảng phái chính trị và của các chính trị gia. Đối với nước ta xuất phát từ mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, hệ thống an sinh xã hội nói chung, chính sách bảo trợ xã hội nói riêng được đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, phản ánh khá đầy đủ sự khác nhau về điều kiện kinh tế, điều kiện lịch sử, hậu quả chiến tranh, thiên tai bão lụt khắp trên các vùng miền của Tổ quốc đồng thời chứa đựng những yếu tố dài hạn, cơ bản cùng với các yếu tố nhất thời, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Như vậy, những yếu tố chính trị ảnh hưởng quyết định đến nền tảng, đặc điểm, phương tiện nhân lực, vật lực cũng như các đối tượng thụ hưởng.

Bên cạnh đó, các yếu tố như nhận thức xã hội, yếu tố văn hố... cũng có tác động và ảnh hưởng nhất định đến việc hoạch định, thiết kế hộ hình và tổ chức thực thi các chính sách bảo trợ xã hội trong hệ thống an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w