- So với tổng chi % 2,14 1,77 2,36 1,7
2.3.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách bảo trợ xã hộ
a. Về chính sách chăm sóc đời sống
- Đối với nhóm trẻ em. Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số
168/2004/NĐ-CP về điều chỉnh mức trợ cấp xã hội, Uỷ ban nhân dân thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 54/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5
năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc quy định mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất trên địa bàn thành phố trong đó trẻ mồ cơi đang sống tại cộng đồng được trợ cấp mức 100.000 đồng/người/tháng; cá nhân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi đang sống tại cộng đồng mức 200.000 đồng/người tháng; các cơ sở bảo trợ xã hội của thành phố và gia đình, cá nhân ni dưỡng trẻ mồ cơi dưới 18 tháng tuổi được trợ cấp mức 270.000 đồng/người tháng; Đối với trẻ nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội được quy định mức kinh phí ni dưỡng 240.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp này cao hơn quy định hiện hành của Trung ương (Nghị định số 168/2004/NĐ-CP) từ 1,2 lần đến 1,5 lần.
Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 (NĐ67) về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Trên cơ sở các điều kiện thực tế của địa phương, ngày 17/3/2008 Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định số 19/2008 (QĐ19) quy định chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong đó trợ cấp thường xuyên mức chuẩn (hệ số 1,0) là 150.000 đồng bằng 120% mức chuẩn của Trung ương (NĐ67: 120.000) và được điều chỉnh theo hệ số từ 1,0 đến 4,0, trong đó trẻ mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên được hưởng theo hệ số 1,0, mức trợ cấp 150.000 đồng, trẻ em dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên nếu bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng trợ cấp 180.000 đồng, trẻ em dưới 18 tháng tuổi nếu bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS, được trợ cấp 240.000 đồng. Đồng thời gia đình, cá nhân nhận ni trẻ mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi theo 3 nhóm trên được hưởng mức trợ cấp tương ứng là 240.000 đồng, 300.000 đồng và 360.000 đồng.
Năm 2010, khi mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng, để đảm bảo mức sống cho đối tượng yếu thế nói chung, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 13/4/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67 (NĐ67) về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó điều chỉnh mức trợ cấp tăng 50% so với mức trợ cấp quy định tại Nghị định 67 và
mở rộng một số đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định số 21/2010 (QĐ21) thay cho QĐ19 quy định chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong đó trợ cấp thường xuyên mức chuẩn là 180.000 đồng bằng mức chuẩn của Trung ương, trong đó trẻ mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên được hưởng mức trợ cấp 180.000 đồng, trẻ em dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên nếu bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng trợ cấp 270.000 đồng, trẻ em dưới 18 tháng tuổi nếu bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS, được trợ cấp 360.000 đồng. Đồng thời gia đình, cá nhân nhận ni trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi theo 3 nhóm trên được hưởng mức trợ cấp tương ứng là 360.000 đồng, 450.000 đồng và 540.000 đồng.
Ngồi ra, thực hiện các chương trình, đề án theo qui định của Bộ như: Hỗ trợ gia đình trẻ nhận ni con ni mức 500.000 đồng/trẻ để mua sắm đồ dùng cá nhân theo đề án "Chăm sóc trẻ em mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010" được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Hỗ trợ tiền tàu xe theo cước vận tải thông thường tại địa phương, tiền ăn 15.000 đồng/ngày trên đường trở về, mức hỗ trợ không quá 3 ngày; hỗ trợ tiền ăn và sinh hoạt trong thời gian chữa trị, điều trị mức 20.000 đồng/ngày, thời gian hỗ trợ không quá 30 ngày, tiền trợ cấp khó khăn khi về gia đình mức 150.000 đồng/tháng khơng q 3 tháng cho trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trở về gia đình và nơi cư trú.
- Đối với người cao tuổi: thuộc diện già cơ đơn khơng nơi nương tựa,
khơng có nguồn thu nhập; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, khơng có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc gia đình hộ nghèo được trợ cấp hàng tháng mức 150.000 đồng/người, bằng 1,6 lần mức quy định
của trung ương. Ngoài ra, UBND thành phố đã ban hành chính sách trợ cấp cho người cao tuổi đủ từ 90 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quyết định 1449 ngày 07 tháng 3 năm 2006, quy định đủ từ 90 đến 94 tuổi được trợ cấp 100.000 đồng/người/tháng, từ 95 đến 99 được trợ cấp 200.000 đồng và từ 100 tuổi trở lên được trợ cấp 300.000 đồng.
Năm 2008, mức trợ cấp đối với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa được điều chỉnh lên 150.000 đồng/tháng, nếu bị tàn tật nặng được trợ cấp 180.000 đồng/tháng; người cao tuổi đủ từ 85 đến 94 tuổi được trợ cấp 120.000 đồng/tháng; từ 95 đến 99 tuổi được trợ cấp 200.000 đồng và trên 100 tuổi được trợ cấp 300.000 đồng/người/tháng. So với quy định của Trung ương, mức trợ cấp giành cho nhóm người cao tuổi từ 95 tuổi trở lên của thành phố cao hơn từ 1,6 đến 2,0 lần.
Đến năm 2010, mức trợ cấp tối thiểu đã được điều chỉnh từ 120.000 lên 180.000 đồng, trong đó người cơ đơn không nơi nương tựa dưới 85 tuổi được trợ cấp 180.000 đồng/người/tháng, nếu bị tàn tật nặng thì được trợ cấp 270.000 đồng; người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa trên 85 tuổi được trợ cấp 270.000 đồng, nếu bị tàn tật thì mức trợ cấp là 360.000 đồng/người/tháng. Đối với người đủ từ 85 đến 94 tuổi khơng có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được trợ cấp 180.000 đồng/tháng, đủ từ 95 đến 99 tuổi được trợ cấp 200.000 đồng và trên 100 tuổi được trợ cấp 300.000 đồng/người/tháng. Riêng đối với người cao tuổi cô đơn được nuôi dưỡng tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội mức trợ cấp tiền ăn là 360.000 đồng/người/tháng.
- Đối với nhóm người tàn tật: Cũng giống như các đối tượng bảo trợ
xã hội khác, việc đảm bảo cuộc sống cho các đối tượng là người tàn tật nặng trên địa bàn thành phố luôn được quan tâm. Năm 2007, mức trợ cấp được quy định là 150.000 đồng/người/tháng đối người tàn tật nặng khơng có khả năng lao động; mức 240.000 đồng/người đối người tàn tật nặng
khơng có khả năng tự phục vụ đang sôngs tại cộng đồng; trợ cấp mức 180.000 đồng đối với người mắc bệnh tâm thần mãn tính, riêng người mắc bệnh tâm thần là bộ đội xuất ngũ được thành phố áp dụng mức trợ cấp 300.000 đồng/người. Đến năm 2010, mức trợ cấp tối thiểu đã được nâng từ 150.000 đồng lên mức 180.000 đồng đối với người người tàn tật nặng khơng có khả năng lao động và áp dụng mức 360.000 đồng giành cho người tàn tật nặng khơng có khả năng tự phục vụ đang sống tại cộng đồng. Người tàn tật nặng được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội được trợ cấp tiền ăn là 360.000 đồng, nếu là trẻ em được trợ cấp tiền ăn là 450.000 đồng. Đồng thời nâng mức trợ cấp 270.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng bị bệnh tâm thần. Ngoài ra thành phố cũng đã ban hành quyết định số 24 năm 2010 sửa đổi một số điều của quyết định 48 năm 2008, theo đó nâng mức trợ cấp cho đối tượng bị bệnh tâm thần là bộ đội xuất ngũ từ 300.000 đồng lên 500.000 đồng.
Có thể nhận thấy rằng, việc chăm lo, đảm bảo đời sống cho các đối tượng yếu thế là nội dung quan trọng của chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và được Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đặc biệt quan tâm. Các quy định, chính sách của thành phố về trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất cho đối tượng bảo trợ thường cao hơn quy định hiện hành của Trung ương từ 1,2 lần đến 1,5 lần. Tính đến năm 2010, tồn thành phố có 18.357 đối tượng đang hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng từ nguồn đảm bảo xã hội, trong đó có 17.032 đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng và 1.325 đối tượng được ni dưỡng, chăm sóc tại 13 cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố. Kết quả trong 5 năm (2006-2010) với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, số đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên từ 6.249 người lên 18.357 người, tăng 2,93 lần so với năm 2006. Tổng kinh phí thực hiện trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, đảm bảo cuộc sống cho các đối tượng gần 140 tỷ đồng.
Đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng bao gồm 9 nhóm đối tượng theo pháp luật bảo trợ quy định, trong đó đối tượng bảo trợ xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất là người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên chiếm 40,9% với 6.969 người, đối tượng bảo trợ xã hội ít nhất là gia đình có từ 2 người tàn tật trở lên, với 31 người, chiếm 0,18%. Có 3.834 người tàn tật nặng, chiếm 22,5%; trẻ em mồ cơi, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt chiếm 5% với 850 em, có 1.211 người già neo đơn, chiếm tỷ lệ 7,1%, có 2.572 người bị bệnh tâm thần được trợ giúp, chiếm trên 15% tổng số đối tượng.
Mức trợ cấp để đảm bảo cuộc sống đối với cá nhân đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng tính đến năm 2010, tối thiểu là 180.000 đồng/người /tháng và tối đa là 720.000 đồng/tháng đối với hộ gia đình.
Số cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố năm 2006 là 12 cơ sở, nuôi dưỡng và quản lý 1.213 đối tượng, đến năm 2010 tăng lên 13 cơ sở xã hội với 1.325 đối tượng, tăng trên 100 đối tượng so với năm 2006. Đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên tại các cơ sở xã hội bao gồm: trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người già cô đơn khơng nơi nương tựa, người tâm thần mãn tính, người tàn tật nặng và trẻ em lang thang.
Mức trợ cấp để nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở cũng được điều chỉnh kịp thời, góp phần cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của các đối tượng. Tính đến năm 2010, mức hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng đã điều chỉnh lên mức 360.000 đồng và 450.000 đồng tuỳ theo đối tượng và bắt đầu từ năm 2011, mức hỗ trợ này được thành phố điều chỉnh tăng thêm 15%.
Ngoài việc thực hiện trợ cấp thường xuyên, thành phố đã đầu tư, xây dựng và triển khai nhiều mơ hình trợ giúp đối tượng yếu thế như: Mơ hình phịng chống tai nạn thương tích, mơ hình phịng chống lây nhiễm HIV ở nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; mơ hình tổ tự lực của nhóm đối tượng người khuyết tật... đã góp phần tích cực trong việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng.
Ngoài ra hàng năm, nhân các ngày lễ, tết, thành phố đã trích ngân sách địa phương để tặng quà thăm hỏi, động viên đối tượng với các mức tăng từ 200.000 đến 500.000 đồng/đối tượng/lượt; hỗ trợ xoá nhà tạm, sửa chữa nhà xuống cấp cho người tàn tật, gia đình nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trợ cấp khó khăn đột xuất. Đặc biệt, thành phố đã triển khai thực hiện tốt “chương trình khơng có hộ
đặc biệt nghèo” trong chương trình “5 khơng”, trong đó hỗ trợ hàng tháng đối
với hộ gia đình đặc biệt nghèo khơng cịn sức lao động và cùng với ngân sách, nguồn vận động của các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ sinh kế giúp hộ đặc biệt nghèo còn sức lao động vươn lên làm kinh tế, thốt nghèo bền vững. Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động này lên đến hàng chục tỷ đồng.
Ngày 10 tháng 11 năm 2010, tại Văn bản số 4666/VP-VX, UBND thành phố đã quyết định tăng 15% mức trợ giúp so với mức trợ giúp hiện hành cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố và được thực hiện kể từ năm 2011. Điều này đã tạo điệu kiện để nâng cao mức sống cho đối tượng trong thời gian đến.
Bảng 2.5: Tổng hợp đối tượng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng
giai đoạn 2006-2010
ĐVT: Người
Theo nhóm đối tượng 2007 2008 2009 2010
Tổng cộng 12.824 14.332 15.879 17.032
Trong đó:
Trẻ em mồ cơi 767 820 875 850
Người cao tuổi cô đơn 1.205 1.203 1.230 1.211
Người từ 85 tuổi trở lên 5.073 5.810 6.435 6.969
Người tàn tật nặng 3.123 3.454 3.650 3.834
Người tâm thần mãn tính 1.618 1.966 2.249 2.572
Người bị nhiễm HIV/AIDS 19 24 25 37
Gia đình nhận ni trẻ mồ cơi 59 39 69 68
Gia đình có từ 2 người tàn tật trở lên 35 36 35 31
Người đơn thân nuôi con nhỏ 925 980 1.311 1.460
Bảng 2.6: Tổng hợp trợ cấp thường xuyên tại cơ sở BTXH 2006-2010 ĐVT: Người Tên cơ sở BTXH Tổngsố Trong đó Người già Trẻ em Người tàn tật Người tâm thần Đối tượng khác
Tổng đối tượng năm 2006 1.213 89 709 46 342 27 Tổng đối tượng năm 2010 1.325 85 794 56 374 16
Trung tâm BTXH 163 58 27 28 34 16
Trung tâm điều dưỡng người tâm thần 340 340
Làng trẻ em SOS 245 245
Nhà tình thương Hải Châu 22 22
Trung tâm nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi quận Hải
Châu 22 22
Làng Hy vọng 136 108 28
Mái ấm tình thương 27 27
Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam
và trẻ em bất hạnh 117 117
Trung tâm nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai 50 50
Trung tâm nuôi trẻ mồ côi - Hội chữ thập đỏ
thành phố 39 39
Trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố 128 128
Trung tâm nuôi trẻ mồ côi - Hội Bảo trợ
người tàn tật&trẻ mồ côi thành phố 26 26
Trung tâm từ thiện 10 10
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.7: Tổng hợp kinh phí trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng
giai đoạn 2006-2010 ĐVT: Triệu đồng Kinh phí 2007 2008 2009 2010 Trợ cấp tại cộng đồng 20.690,64 0 23.298,48 0 29.520,48 0 42.225,000 Trẻ em mồ côi 1.132,560 1.221,120 1.598,760 1.836,000
Người già cô đơn 1.772,640 1.771,200 2.230,560 2.615,760 Người từ 85 tuổi trở lên 7.305,120 8.366,400 10.779,600 15.781,200 Người tàn tật nặng 5.339,520 6.009,120 7.335,720 9.957,600 Người tâm thần mãn tính 3.494,880 4.246,560 4.857,840 8.333,280
Người bị nhiễm HIV/AIDS 41,040 51,840 54,000 119,880
Gia đình nhận ni TMC 169,920 112,320 201,600 293,760
GĐ có từ 2 NTT trở lên 102,240 108,000 102,240 133,920
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng b. Về chính sách y tế:
Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, thành phố đã thực hiện việc mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn thành phố với mức chi 4,5% mức lương tối thiểu. Bình quân mỗi năm thành phố chi hàng chục tỷ đồng. Ngồi ra, nhiều nhóm đối tượng yếu thế không thuộc diện trợ cấp hàng tháng mắc bệnh hiểm nghèo được thành phố xem xét hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ chăm sức khoẻ.
Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt: thành phố đã ban hành kế hoạch thực